Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1310
Nhan đề: | NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ VI SINH CỦA VIÊM ỐNG TAI NGOÀI DO NẤM |
Tác giả: | NGUYỄN CHÍ, TRUNG |
Người hướng dẫn: | PGS.TS. VÕ THANH, QUANG |
Từ khoá: | Tai Mũi Họng;8720155 |
Năm xuất bản: | 2020 |
Nhà xuất bản: | ĐHY |
Tóm tắt: | Tai hay cơ quan thính giác là giác quan rất quan trọng trong cuộc sống con người. Tai người được chia ra làm 3 phần: Tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài bắt đầu bằng vành tai và kết thúc tại màng nhĩ. Ống tai ngoài là 1 đường ống gồm 2 phần, phần ngoài được cấu tạo bởi sụn, phần trong được cấu tạo từ xương và được bao phủ bằng lớp biểu bì tương tự da của vành tai.Tại vùng da của ống tai ngoài cấu tạo bởi sụn, có rất nhiều tuyến chế tiết, lỗ chân lông, nơi bài tiết ra ráy tai, có tác dụng làm ẩm, bảo vệ ống tai khỏi các tác nhân như bụi, côn trùng. Tuy nhiên đây cũng là nơi rất dễ xảy ra viêm nhiễm với nhiều căn nguyên như Vi khuẩn, Virus hay nấm, đem lại khó chịu rất nhiều cho bệnh nhân. Viêm ống tai ngoài do nấm (VOTNDN) là tình trạng bệnh lí cấp tính, bán cấp hoặc mạn tính xảy ra do tình trạng nhiễm bào tử nấm tại da ống tai ngoài.Kể từ khi nó được miêu tả cách đây hơn 150 năm bởi Andral và Cavarret (1843) và bởi Mayer năm 1844 11, rất nhiều nỗ lực để chẩn đoán và điều trị đã được đưa ra để nhanh chóng nhất điều trị cho bệnh nhân, ước tính VOTNDN chiếm 5-25% các bệnh lí xảy ra tại ống tai ngoài 1-7. Điều trị nấm ống tai ngoài đôi khi rất khó khăn và dễ làm nản lòng nhiều thầy thuốc. Do bệnh có tỉ lệ tái phát cao nên thông thường phải điều trị và theo dõi kéo dài. Chủng nấm gây nhiễm nấm ở tai thường là nấm hoại sinh (saprophytic fungi). Trên thực tế, có nhiều yếu tố dẫn đến sự biến đổi từ nấm hoại sinh thành nấm gây bệnh, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ. Giống nấm gây bệnh ở tai thường được phân lập nhiều nhất là Aspergillus và Candida 8. Một số yếu tố được coi là có liên quan đến việc thúc đẩy tình trạng nhiễm nấm được đưa ra bao gồm: Thay đổi lớp biểu mô phủ (bệnh da, chấn thương vi thể), tăng độ pH của ống tai ngoài (tắm, bơi lội), tổn thương của ráy tai (lấy ráy tai), các yếu tố hệ thống (suy giảm miễn dịch, bệnh suy nhược, corticoids, kháng sinh, ung thư...), các yếu tố môi trường (nóng, độ ẩm cao), tiền sử nhiễm nấm tai hay nấm ở vùng khác của cơ thể, hốc mổ xương chũm kém thông khí, nhiều ngách, sử dụng thuốc nhỏ tai dầu hay kháng sinh phổ rộng… Lựa chọn viêm nấm ống tai ngoài do nấm cũng phù hợp hơn cụm từ nấm tai do “Nấm tai” chưa loại trừ nhiễm nấm vùng da vành tai, là bệnh lý tương tự như các bệnh nấm da liễu khác.Việt Nam là nước nhiệt đới, cùng với sự gia tăng dân số nhanh chóng ở các thành phố lớn, kèm theo tình trạng ô nhiễm khói bụi môi trường, đặc biệt là sự lạm dụng kháng sinh… làm cho tình trạng nhiễm nấm nói chung và nấm tai nói riêng đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nhiều bệnh nhân bị nấm tai được chẩn đoán nhầm là viêm tai ngoài thông thường do vi khuẩn và được sử dụng kháng sinh kéo dài, không đáp ứng điều trị mới chuyển đến khám chuyên khoa, do điều trị không đúng đôi khi dẫn đến tình trạng thủng nhĩ với viêm tai giữa tiến triển. Vì lẽ đó chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm ống tai ngoài do nấm" với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm ống tai ngoài do nấm. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan của viêm ống tai ngoài do nấm. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1310 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
2020THS0236.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.