Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1180
Nhan đề: ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ARMS-PCR ĐỂ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐỘT BIẾN GEN BRCA1, BRCA2, CHEK2 VÀ TP53 Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ
Tác giả: LÊ THỊ MINH, PHƯƠNG
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị, Trang
Từ khoá: Y sinh học - Di truyền;8720101
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: ĐHY
Tóm tắt: Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ bị ung thư trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư vú đã tăng hơn gấp đôi trong hai thập kỷ qua. Tỷ lệ mắc được chuẩn hóa theo tuổi tăng từ 13,8 trên 100.000 phụ nữ năm 2000 đến 29,9 trên 100.000 phụ nữ năm 2010, tương ứng 14000 case mắc mới mỗi năm.1 10 - 15% trường hợp ung thư vú được chứng minh liên quan đến đột biến các gen như BRCA1, BRCA2, CHEK2 và TP53. Đây là các gen ức chế khối u, là thành phần của con đường sửa chữa các tổn thương ADN, kiểm soát sự nhân lên quá mức của tế bào, kích hoạt apoptosis. Khi một trong các gen này bị đột biến hoặc bị thay đổi, khiến sản phẩm protein của nó không được tạo ra hoặc không hoạt động chính xác, tổn thương ADN có thể không được sửa chữa đúng cách. Kết quả là, các tế bào tích lũy ngày càng nhiều đột biến và có thể dẫn đến ung thư. Những người mang đột biến ở các gen này có nguy cơ cao bị ung thư vú và ung thư hơn ở độ tuổi trẻ hơn. Người mang gen đột biến cũng có thể truyền đột biến gen cho con cái của họ. Ước tính 72% phụ nữ thừa hưởng đột biến BRCA1 và khoảng 69% phụ nữ thừa hưởng đột biến BRCA2 sẽ bị ung thư vú vào một thời điểm bất kì nào đó trong suốt cuộc đời của họ.2 Ảnh hưởng của đột biến gen CHEK2 đối với ung thư vú mới được nghiên cứu trong thời gian gần đây. Còn gen TP53 hiện đã được một số tác giả đề xuất là marker ung thư vú mới để tiên lượng đáp ứng với thuốc điều trị đích. Đến nay, nghiên cứu về vai trò của nhân tố di truyền với bệnh ung thư vú ở Việt Nam còn khá hạn chế với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Chính và cộng sự (2004), Tạ Văn Tờ và cộng sự (2010). Mới nhất là nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến và cộng sự (2019) về vai trò của BRCA1,2, XRCC3, RAD51. Đa số các nghiên cứu này thực hiện từ cách đây khá lâu, đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân ung thư vú nói chung mà không tập trung vào nhóm ung thư vú có tính chất gia đình nên không hoặc ít phát hiện được đột biến gen. Hoàn toàn chưa có nghiên cứu đánh giá đến vai trò của CHEK2 và TP53. Xét nghiệm các đột biến BRCA1,2, CHEK2, TP53 ở bệnh nhân ung thư vú gặp nhiều hạn chế, chủ yếu do kinh phí xét nghiệm khá lớn. Tuy nhiên, 80% những đột biến có ý nghĩa lâm sàng với bệnh ung thư vú tập trung chủ yếu ở các đột biến thường gặp ở các gen BRCA1, BRCA2, CHEK2, TP53. Như thế, xác định đa hình đơn nucleotide bằng phương pháp ARMS-PCR là đủ và phù hợp trong tình hình hiện nay và có thể mở rộng xét nghiệm đến nhiều cơ sở tuyến dưới. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Ứng dụng kỹ thuật ARMS-PCR để xác định một số đột biến gen BRCA1, BRCA2, CHEK2 và TP53 ở bệnh nhân ung thư vú” nhằm xác định 8 đột biến thường gặp nhất trên 4 gen này bao gồm: 4 đột biến trên gen BRCA1 (4153delA, 185delAG, Cys61Gly (300T>G), 5382insC); đột biến BRCA2 6174delT; 2 đột biến trên gen CHEK2 (IVS2+1G>A; 1100delC) và đột biến TP53 Arg72Pro với hai mục tiêu: 1. Hoàn thiện kỹ thuật ARMS-PCR để xác định một số đột biến gen BRCA1, BRCA2, CHEK2 và TP53 ở bệnh nhân ung thư vú nguyên phát. 2. Xác định một số đột biến thường gặp của các gen BRCA1, BRCA2, CHEK2 và TP53 ở bệnh nhân ung thư vú nguyên phát bằng kỹ thuật ARMS-PCR.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1180
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
2020THS0131.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.84 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.