Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1114
Nhan đề: TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG, VÀ THỰC TRẠNG MẮC MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH Ở CÁN BỘ THUỘC BAN BẢO VỆ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TỈNH LAI CHÂU QUẢN LÝ, NĂM 2019
Tác giả: LÊ, HUY HÙNG
Người hướng dẫn: PGS.TS. PHẠM, VĂN PHÚ
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hóa sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng [1]. Trong thế giới phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng vấn đề toàn cầu hoá, công nghiệp hoá và thành thị hoá đang làm cho xu hướng bữa ăn thay đổi theo chiều tăng sử dụng thực phẩm giàu chất béo, đường ngọt kèm theo giảm các hoạt động thể lực [2]. Tại Việt Nam, những nghiên cứu đầu tiên về chỉ số khối cơ thể (Body MassIndex (BMI)) đã được Hà Huy Khôi và cộng sự nghiên cứu trên người trưởng thành ở vùng nông thôn Việt Nam năm 1983 [3] và cho đến nay có khá nhiều tác giả đã nghiên cứu xung quanh vấn đề này tại các đối tượng khác nhau. Năm 2012, theo báo cáo tóm tắt về tình trạng dinh dưỡng ở cuộc tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009-2010 của viện dinh dưỡng thì tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn (BMI<18,5kg/m2) của người trưởng thành đã giảm xuống dưới 20%, nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì lại có xu hướng tăng lên, đặc biệt cao ở nhóm tuổi từ 50-60 tuổi. Tính chung cả nam và nữ thì tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 17,2% (CI 95%: 16,4- 18,1). Tỷ lệ thừa cân và béo phì chung người 20 tuổi trở lên là 5,6% (CI 95%: 4,99- 6,37) [4]. Đó là thực trạng về dinh dưỡng chuyển tiếp hay gánh nặng kép bao gồm cả thiếu và thừa dinh dưỡng ở các nước đang phát triển [2],[5]. Tuy nhiên, vẫn chưa nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa BMI và các yếu tố nguy cơ gây thừa cân và thiếu cân. Hơn nữa chủ yếu là các nghiên cứu về khẩu phần ăn và mô hình bệnh tật tập trung ở vùng thành thị [6],[7],[8]. Năm 2011 mới có một vài nghiên cứu về mối liên quan giữa BMI và các yếu tố nguy cơ được thực hiện tại một số vùng nông thôn Việt Nam [9],[10]. Lai Châu là một tỉnh miền núi với những đặc điểm về dinh dưỡng, sức khỏe bệnh tật của cán bộ ở đây có thể khác biệt với các vùng miền khác nhưng cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về những vấn đề này. Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Lai Châu là đơn vị trực thuộc Tỉnh uỷ Lai Châu với chức năng thực hiện các nhiệm vụ tham mưu và tổ chức thực hiện công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cán bộ thuộc diện Tỉnh uỷ quản lý theo Hướng dẫn số 23 - HD/BTCTW, ngày 24/12/2008 của Ban Tổ chức Trung ương. Để có những số liệu làm cơ sở khoa học cho việc chăm sóc, tư vấn về sức khỏe nói chung và dinh dưỡng nói riêng đối với đối tượng này, đề tài “Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng mắc một số bệnh mạn tính ở cán bộ thuộc Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh Lai Châu quản lý, năm 2019” được tiến hành nghiên cứu với các mục tiêu sau: 1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cán bộ thuộc Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh Lai Châu quản lý, năm 2019. 2. Mô tả thực trạng mắc một số bệnh mạn tính không lây của cán bộ thuộc Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh Lai Châu quản lý, năm 2019. 3. Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh mạn tính không lây của cán bộ thuộc Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe tỉnh Lai Châu quản lý, năm 2019.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1114
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS1189.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.33 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.