Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/1043
Title: THỰC TRẠNG TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ TRUNG NIÊN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THÀNH PHỐ HƯNG YÊN NĂM 2019
Authors: ĐỖ, TRUNG HIẾU
Advisor: PGS.TS. Trần, Xuân Bách
Issue Date: 2019
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Abstract: Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp trong cộng đồng và đang có xu hướng gia tăng cùng với sự phát triển của xã hội. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 5% dân số thế giới có biểu hiện bệnh lý trầm cảm [1],[2]. Dự báo đến năm 2020, trầm cảm sẽ đứng hàng thứ hai trong những nguyên nhân gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu [3]. Độ tuổi trung niên (40-59) là thời điểm người phụ nữ trải qua quá trình mãn kinh. Hiện nay trên cả nước, ước tính có khoảng 16% phụ nữ đang ở trong độ tuổi này (tương đương khoảng 15 triệu phụ nữ). Đây là giai đoạn trong cơ thể phụ nữ có những thay đổi về nội tiết tố một cách đáng kể. Mãn kinh gây ra các triệu chứng có thể làm suy giảm nghiêm trọng sức khoẻ thể chất và tinh thần của người phụ nữ. Thiếu hụt estrogen kéo dài suốt quãng đời còn lại làm suy giảm quá trình chuyển hoá và tăng nguy cơ gây viêm nhiễm, từ đó góp phần vào sự phát triển của các bệnh không lây nhiễm - nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất trong gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, tăng nguy cơ tử vong sớm và tăng số năm sống trong tàn tật [4]. Ngoài các vấn đề về thể chất do sự thay đổi về sức khỏe trong giai đoạn mãn kinh, phụ nữ trong độ tuổi này còn đối mặt với nguy cơ cao khởi phát trầm cảm mới hoặc tái diễn trầm cảm. Nghiên cứu của Timur và cộng sự tại Ấn Độ cho thấy tỷ lệ triệu chứng trầm cảm ở 685 phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh là 41,8% [5]. Tại Trung Quốc, nghiên cứu của Li Y và cộng sự cho thấy tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm và lo âu ở những phụ nữ này là 23,9% [6]. Ở Việt Nam, đã có một số báo cáo về tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh. Đinh Thị Hoan (2001) tỷ lệ trầm cảm phụ nữ mãn kinh trong nghiên cứu tại Hà Nội là 5,6%, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2008) và cộng sự nghiên cứu trên phụ nữ quanh thời kỳ mãn kinh đến khám tại phòng khám phụ khoa Bệnh viện Từ Dũ cho kết quả tỷ lệ trầm cảm là 37,9%. Tuy nhiên, bằng chứng cho vấn đề này ở Việt nam vẫn còn rất hạn chế. Việc nhận thức các biểu hiện của trầm cảm, đặc biệt là ở phụ nữ độ tuổi trung niên thời kỳ mãn kinh là rất cần thiết, để từ đó có những tư vấn điều trị sớm sẽ giúp ích cho hiệu quả điều trị. Ngoài ra, việc tìm hiểu các yếu tố liên quan dẫn tới trầm cảm ở phụ nữ trung niên là rất quan trọng từ đó sẽ có những giải pháp nhằm giảm thiểu tỷ lệ mắc trầm cảm ở nhóm phụ nữ này. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng trầm cảm ở phụ nữ trung niên và một số yếu tố liên quan tại thành phố Hưng Yên năm 2019” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng trầm cảm ở phụ nữ trung niên tại thành phố Hưng Yên năm 2019. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng trầm cảm của phụ nữ trung niên tại thành phố Hưng Yên năm 2019.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/1043
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
21THS1136.pdf
  Restricted Access
1.53 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.