Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/994
Nhan đề: MÔI TƯƠNG QUAN CỦA DẤU HIỆU “SÓNG N” TRÊN ĐIỆN TÂM ĐỒ VỚI TÔN THƯƠNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM KHÔNG ST CHÊNH LÊN
Tác giả: VŨ, VĂN THỊNH
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn, Lân Hiếu
TS. Đỗ, Hoàng Dương
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Nhồi máu cơ tim nói chung và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên vẫn luôn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới1’2. Trong các phương tiện để chẩn đoán nhồi máu cơ tim thì điện tâm đồ là xét nghiệm đầu tay, nhanh nhất, có giá trị rất cao mà người thầy thuốc có được để chẩn đoán xác định cũng như chẩn đoán định khu vùng nhồi máu cơ tim. Các dấu hiệu thường gặp có giá trị trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim là: Dấu hiệu ST chênh lên: ST chênh lên > 1mm so với đường đẳng điện. Dấu hiệu sóng Q hoại tử: Sóng Q được xem là bệnh lý nếu > 40 ms (1 mm) rộng, > 2 mm sâu, > 25% độ sâu của QRS, Thấy trong chuyển đạo V1 - 3. Sóng Q bệnh lý thường chỉ ra nhồi máu cơ tim hiện tại hoặc trước đó. Dấu hiệu T âm và ST chênh xuống Trong các dấu hiệu trên, chỉ có dấu hiệu ST chênh lên và sóng Q là có giá trị trong chẩn đoán định khu tổn thương nhồi máu cơ tim, các dấu hiệu T âm, ST chênh xuống... chỉ có giá trị gợi ý bệnh mạch vành, ít có giá trị trong chẩn đoán định khu. Trong nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, việc xác định động mạch vành thủ phạm còn gặp khá nhiều khó khăn. Đa phần các dấu hiệu trên điện tâm đồ có ít giá trị trong chẩn đoán định khu tổn thương nhồi máu cơ tim, điều đó đôi lúc gây khó khăn cho người làm chẩn đoán cũng như can thiệp. Năm 2013, tác giả T.Niu đã công bố nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện của một sóng khử cực muộn đi ngay sau phức bộ QRS trên điện tâm đồ của bệnh nhân NMCT không ST chênh lên (ở đây được gọi là “sóng N” theo cách gọi của tác giả T.Niu được công bố năm 2013)3 gợi ý nhiều cho tổn thương nhánh LCX, cụ thể: sóng N xuất hiện trong chuyển đạo II,III, aVF liên quan đến động mạch thủ phạm là nhánh LCX với độ nhạy 77% và độ đặc hiệu 89%; sóng N xuất hiện ở các chuyển đạo DI và aVL tương ứng độ nhạy 64% và độ đặc hiệu 96%. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân của nghiên cứu này chưa đủ lớn để đánh giá chính xác độ nhạy và độ đặc hiệu của sự xuất hiện sóng N để chẩn đoán tổn thương nhánh LCX là thủ phạm gây NSTEMI3. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về sóng khử cực muộn này. Trong bối cảnh có rất ít mối liên hệ giữa các đặc điểm trên điện tâm đồ và động mạch thủ phạm gây nhồi máu cơ tim trong nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NSTEMI) nên chúng tôi tiến hành đề tài: “Mối tương quan của dấu hiệu “sóng N” trên điện tâm đồ với tổn thương mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên” nhằm hai mục tiêu sau: 1. Xác định tỷ lệ xuất hiện sóng N trên điện tâm đồ bề mặt ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên nhập viện tại viện Tim mạch Quốc Gia từ T10/2019 - T8/2020. 2. Tìm hiểu mối tương quan giữa dấu hiệu sóng N trên điện tâm đồ với động mạch mũ.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/994
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS0076.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.38 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.