Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/968
Nhan đề: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ XÂY DỰNG BẢNG PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ NẶNG ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG
Tác giả: NGUYỄN, THỊ NGỌC
Người hướng dẫn: PGS.TS. BÙI, MỸ HẠNH
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng 1. Hơn 3 triệu người chết vì BPTNMT vào năm 2012 và con số này có thể lên tới 5,8 triệu vào năm 2030 2. Tại Việt Nam tỷ lệ mắc BPTNMT ở người lớn > 40 tuổi là 4,2% 3. Đợt cấp BPTNMT là biểu hiện xấu đi cấp tính của các triệu chứng hô hấp dẫn đến phải điều trị bổ sung 4, gây ảnh hưởng bất lợi đến tình trạng sức khỏe, tỷ lệ nhập viện và tiến triển của bệnh 5,6. Đợt cấp BPTNMT nặng và nhập viện là một gánh nặng trong thực hành bệnh viện. Donaldson và CS ghi nhận các bệnh nhân đợt cấp BPTNMT được phân loại mức độ nặng có 3,43 đợt cấp/năm so với 2,68 đợt cấp/năm ở nhóm mức độ trung bình 7. Có nhiều tiêu chuẩn đánh giá mức độ đợt cấp BPTNMT 8. Thường được sử dụng nhất trong lâm sàng là Anthonisen 1987, ATS/ERS và GOLD. Tuy nhiên, mỗi thang điểm vẫn còn những hạn chế nhất định và các tiêu chuẩn thiếu đồng thuận với nhau. Hiện nay, tại Việt Nam, các nghiên cứu về đợt cấp BPTNMT mới chỉ dừng lại ở việc tìm ra các yếu tố nguy cơ liên quan, mà chưa thiết lập nên một bảng đánh giá mức độ nặng cụ thể. Bệnh viện Phổi trung ương là một trong những cơ sở đầu ngành về điều trị các bệnh lý hô hấp nói chung và BPTNMT nói riêng. Tuy nhiên, tại bệnh viện có rất ít nghiên cứu về mức độ đợt cấp BPTNMT và việc chẩn đoán vẫn chưa thống nhất, gây ra những bất cập trong đánh giá và xử trí ban đầu, dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Chính vì thế, cần có một bảng phân loại mức độ nặng đợt cấp BPTNMT mới, phù hợp với đặc thù của bệnh viện. Đây là một nhu cầu cần thiết, góp phần trong thực hành quản lý và điều trị bệnh. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu thực trạng và bước đầu xây dựng bảng phân loại thực hành mức độ nặng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Phổi trung ương” nhằm 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ nặng ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Phổi trung ương năm 2018 - 2019. 2. Bước đầu xây dựng bảng phân loại thực hành mức độ nặng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Phổi trung ương.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/968
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS0049.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.06 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.