Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/958
Nhan đề: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CÓ GIÃN PHẾ QUẢN
Tác giả: ĐỖ, THỊ VÂN ANH
Người hướng dẫn: PGS.TS. Chu, Thị Hạnh
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tóm tắt: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) hiện được coi là mối đe dọa ngày càng tăng đối với sức khỏe toàn cầu trong thế kỷ 21, là nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây mắc bệnh và tử vong trên toàn thế giới1. Hiện nay, tử vong do BPTNMT đứng hàng thứ tư, dự báo đến năm 2030, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ2. Đa số các trường hợp tử vong đều xảy ra trong đợt cấp3. Đợt cấp BPTNMT là một biến cố cấp tính đặc trưng bởi sự xấu đi của các triệu chứng hô hấp vượt quá dao động bình thường hàng ngày dẫn tới các thay đổi điều trị4. Đợt cấp gây tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân BPTNMT, tăng tốc độ suy giảm chức năng phổi, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và tăng chi phí điều trị3,4. BPTNMT và giãn phế quản (GPQ) có chung nhiều đặc điểm sinh lý bệnh và lâm sàng. Ngoài ra, việc phát hiện GPQ thông qua chụp HRCT ở bệnh nhân BPTNMT cho thấy sự hiện diện của rối loạn chức năng đường thở tiến triển hơn, sự xâm nhập của vi khuẩn và đợt cấp thường xuyên5,6. Tỷ lệ mắc giãn phế quản ở bệnh nhân BPTNMT là 54,3% (dao động 25,6% - 69%)7. Trong hướng dẫn của Sáng kiến Toàn cầu về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (GOLD) năm 2014, lần đầu tiên GPQ được định nghĩa là một bệnh đi kèm của BPTNMT và điều này được giữ lại trong bản cập nhật năm 20154,8. Bệnh nhân đợt cấp BPTNMT khi bị GPQ có nguy cơ tử vong cao hơn 2,5 lần so với những bệnh nhân không bị GPQ9. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nguy cơ tử vong trong BPTNMT tăng lên đáng kể khi có giãn phế quản gấp 1,96 lần10. Sự hiện diện của GPQ trong BPTNMT có liên quan đến các đợt cấp thường xuyên và nghiêm trọng hơn, chất lượng cuộc sống bị suy giảm và có thể giảm khả năng sống sót11. BPTNMT được coi là một gánh nặng không chỉ về tỷ lệ tử vong mà còn đối với nền kinh tế. Năm 2010, ước tính chi phí dành cho BPTNMT trên toàn cầu vào khoảng 2,1 nghìn tỷ USD, một nửa trong số đó xảy ra ở các nước đang phát triển12. Trong đó, chi phí y tế trực tiếp khoảng 1,9 nghìn tỷ USD và khoảng 200 tỷ USD là chi phí gián tiếp như mất mát về kinh tế do hậu quả của bị bệnh hoặc chăm sóc người bệnh13. Những chi phí này dự kiến sẽ tăng gấp đôi vào năm 203012. Tại Việt Nam, vẫn chưa có một nghiên cứu về chi phí điều trị trực tiếp của BPTNMT có GPQ. Do tiên lượng xấu nên tầm quan trọng của việc xác định GPQ ở bệnh nhân BPTNMT sẽ quyết định phác đồ điều trị, cải thiện khả năng quản lý của bệnh nhân thông qua chế độ điều trị, qua đó nhằm giảm nguy cơ tử vong, giảm biến chứng, giảm đợt cấp, và giảm bớt về gánh nặng kinh tế do BPTNMT gây nên. Chính vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có giãn phế quản” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có giãn phế quản. 2. Nhận xét kết quả và chi phí điều trị trực tiếp cho bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có giãn phế quản từ 7/2019 đến 7/2020 tại Bệnh viện Bạch Mai.
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/958
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
21THS0039.pdf
  Tập tin giới hạn truy cập
2.06 MBAdobe PDFHình minh họa
 Đăng nhập để xem toàn văn


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.