Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/922
Title: Nghiên cứu vai trò của nồng độ N–Terminal pro-brain natriuretic petide huyết tương trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn
Authors: PHẠM, THỊ HIỀN
Advisor: NGUYỄN, THỤ
Keywords: Gây mê nhiễm khuẩn,;Sốc nhiễm khuẩn
Issue Date: 2017
Publisher: Đại Học Y Hà Nội
Abstract: “Nghiên cứu vai trò của nồng độ N–Terminal pro-brain natriuretic petide huyết tương trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn” với 2 mục tiêu sau: 1. Đánh giá vai trò của nồng độ NT -proBNP huyết tương trong tiên lượng tử vong ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn. 2. Xác định mối tương quan giữa nồng độ NT -proBNP huyết tương với điểm SOFA, APACHE II và nồng độ procalcitonin huyết tương ở bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn
Description: Nhiễm khuẩn nặng/sốc nhiễm khuẩn (NKN/SNK) là nguyên nhân chính gây tử vong cho các bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Có khoảng 18 triệu người mắc nhiễm khuẩn mỗi năm trên thế giới [1]. Năm 2007 Sharma thống kê, có 3/1000 người dân Mỹ mắc NKN mỗi năm, trong đó 51,1% phải điều trị tại khoa hồi sức tích cực và có đến 26,2% bị tử vong [2]. Tại Pháp, theo nghiên cứu của Roch năm 2005 tiến hành tại đơn vị ICU cũng công bố tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn là rất cao 56%, tỷ lệ này tại Nhật Bản cũng khoảng 54,5% [3], [4]. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thắng (2009) tỷ lệ tử vong cũng lên tới 52,55% [5]. Nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn gây ra một chuỗi các phản ứng phức tạp có liên quan đến đáp ứng miễn dịch tự nhiên và thu được thể hiện thông qua sự tham gia của nhiều dấu ấn sinh học khác nhau. Chính vì vậy, các dấu ấn sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán sớm NKN/SNK và tiên lượng tử vong [6]. Hiện nay nhiều dấu ấn sinh học đã được nghiên cứu như cytokine, CRP, procalcitonin và N-Terminal pro-brain natriuretic petide (NT -proBNP) huyết tương… giúp cho việc phát hiện sớm, phân tầng nguy cơ cũng như tiên lượng tử vong ở bệnh nhân NKN/SKN. Sử dụng NT -proBNP trong chẩn đoán và tiên lượng NKN/SNK dựa trên nguyên lý khi tế bào cơ tim bị thiếu máu, tăng áp lực trên thành và căng giãn quá mức làm hoạt hóa biểu thị các gen BNP tim dẫn đến tăng tiết NT -proBNP. Một số nghiên cứu cho thấy mối liên quan mật thiết giữa tỷ lệ tử vong của bệnh nhân NKN/SNK với mức độ tăng nồng độ NT -proBNP huyết tương [7]. Nghiên cứu của Brueckmann năm 2005 cho thấy những bệnh nhân NKN/SNK có nồng độ NT –proBNP cao hơn 1400 pg/ml có tỷ lệ tử vong cao gấp 3,9 lần so với những bệnh nhân có nồng độ thấp hơn [8]. Trong một nghiên cứu phân tích cộng gộp đa trung tâm của tác giả Wang năm 2012, NT -proBNP là một dấu ấn có hiệu lực tiên lượng tử vong mạnh ở bệnh nhân NKN/SNK [9].
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn//handle/hmu/922
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV BS PHẠM THỊ HIỀN GMHS NỘP THƯ VIỆN.pdf
  Restricted Access
2.15 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.