Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/867
Title: Đánh giá tác dụng điều trị của viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.), rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.) trên bệnh trĩ nội độ II chảy máu.
Authors: MAI AN, VÂN
Advisor: PGS.TS. Lê Thành, Xuân
TS. Bùi Tiến, Hƣng
Keywords: trĩ nội độ II chảy máu
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Bệnh trĩ là một bệnh thƣờng gặp với tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng và là bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng [1]. Ở Áo, theo Riss S. Weiser FA và cộng sự nghiên cứu năm 2008- 2009 về sự phổ biến của bệnh trĩ trong một chƣơng trình chăm sóc sức khỏe thì có 380/970 ngƣời tham gia điều tra mắc bệnh trĩ (38.93%) [2]. Theo Kim HS, Baik SJ và cộng sự nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố nguy cơ đối với các bệnh đƣờng tiêu hóa ở ngƣời Mỹ gốc Hàn và ngƣời Hàn Quốc, cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở 2 nhóm là 29.4% so với 21.3% [3]. Ở Việt Nam, theo nhiều báo cáo, bệnh trĩ chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng. Trần Khƣơng Kiều điều tra theo phƣơng pháp dịch tễ học số ngƣời mắc bệnh trĩ là 76.97% ± 3%4. Theo thống kê tại phòng khám hậu môn trực tràng của khoa phẫu thuật tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức, bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 45% số bệnh nhân đến khám về hậu môn trực tràng. Điều tra dịch tễ học của Nguyễn Mạnh Nhâm và cộng sự ở 5 tỉnh miền Bắc phát hiện đƣợc 1446/2651 ngƣời dân mắc bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 55%[5]. Chẩn đoán bệnh trĩ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và soi hậu môn bằng ống cứng. Tùy theo mức độ của bệnh (độ trĩ, tình trạng chảy máu, viêm...), tình trạng toàn thân, hoàn cảnh của bệnh nhân, trang thiết bị y tế của cơ sở khám chữa bệnh và kinh nghiệm điều trị của thầy thuốc mà chỉ định điều trị khác nhau. Theo Y học hiện đại điều trị bệnh trĩ có thể bằng nội khoa, thủ thuật, phẫu thuật. Các phƣơng pháp điều trị theo Y học cổ truyền cũng rất đa dạng: gồm các phƣơng pháp dùng thuốc (uống thuốc, ngâm thuốc, đắp thuốc, bôi thuốc) và không dùng thuốc (châm cứu, day ấn huyệt). Có nhiều bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền đã và đang đƣợc áp dụng điều trị bệnh trĩ đem lại hiệu quả tốt trong đó có các vị thuốc nhƣ diếp cá, rau sam, dền gai, hòe hoa…Bên cạnh các bài thuốc uống trong cổ phƣơng lâu đời, gần đây với 2 ý tƣởng tìm kiếm, phát triển nguồn dƣợc liệu Việt Nam, nhiều chế phẩm thuốc y học cổ truyền đã đƣợc đƣa vào nghiên cứu, sản xuất và cung cấp cho công tác điều trị. Trên thị trƣờng thuốc điều trị trĩ bằng y học cổ truyền hiện nay có khá nhiều các loại là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh lý này, nhƣ An trĩ vƣơng dùng lá dấp cá, hoa hòe, đƣơng quy… hay nhƣ Tottri là chế phẩm nguồn gốc từ bài bổ trung ích khí. Nhằm mục đích hiện đại hóa Y học cổ truyền đồng thời góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh trĩ và dễ sử dụng, công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên dƣợc đã sản xuất viên nang cứng từ rau sam (Portulaca Oleracea L.), rau dền gai (Amaranthus Spinosus L.), có thành phần chính từ hai dƣợc liệu là rau sam và dền gai. Đây là những dƣợc liệu rất thông dụng và phổ biến trong cộng đồng. Viên nang cứng đã đƣợc nghiên cứu độc tính cấp và bán trƣờng diễn tại bộ môn Dƣợc lý trƣờng Đại học Y Hà Nội. Kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm và trên ngƣời tình nguyện khỏe mạnh cho thấy chế phẩm có tính an toàn cao. Hiện nay công ty Thiên dƣợc tiếp tục cải tiến phân đoạn và phối ngũ thuốc để cho tác dụng tốt hơn.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/867
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
VÂN_YHCT.pdf
  Restricted Access
1.9 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.