Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/863
Title: Đánh giá kết quả điều trị ung thư đại trực tràng tái phát di căn bằng hóa chất phác đồ FOLFIRI tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
Authors: LÊ CÔNG, ĐỊNH
Advisor: TS. TRỊNH LÊ, HUY
Keywords: ung thư đại trực tràng tái phát di căn
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là bệnh lý ung thư thường gặp. Theo báo cáo về gánh nặng ung thư toàn cầu năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới, UTĐTT là ung thư có tỉ lệ mắc cao thứ ba thế giới (chỉ sau ung thư phổi và ung thư vú) với 1.65 triệu ca mắc mới mỗi năm [1]. UTĐTT cũng đứng hàng thứ tư về tỉ lệ tử vong do ung thư ở cả hai giới (chỉ sau ung thư phổi, gan và dạ dày) với 835.000 ca tử vong mỗi năm [1]. Tuy là bệnh có khả năng điều trị khỏi khi phát hiện sớm ở giai đoạn còn chỉ định phẫu thuật triệt căn nhưng tỉ lệ tái phát của UTĐTT sau phẫu thuật và điều trị bổ trợ (hóa chất, xạ trị) còn khá cao, khoảng 30-50% [2], bao gồm tái phát tại chỗ, tại vùng và/hoặc di căn xa. Điều trị UTĐTT khi bệnh tái phát di căn hiện nay vẫn đang là một thách thức lớn, các phương pháp điều trị tại chỗ như phẫu thuật hay xạ trị có vai trò hạn chế, chủ yếu nhằm giải quyết triệu chứng gây ra do biến chứng của bệnh như: tắc ruột, viêm phúc mạc do thủng, hay các triệu chứng do u chèn ép cơ quan lân cận gây ra, vv... Lúc này điều trị toàn thân bằng thuốc hóa chất, thuốc sinh học có vai trò chủ đạo, giúp cải thiện thời gian sống thêm và giảm nhẹ triệu chứng. Hiện nay với sự tiến bộ của y học hiện đại, đã có nhiều loại thuốc điều trị sinh học mới ra đời và đã chứng minh được vai trò của mình trong trong điều trị UTĐTT tái phát di căn như: bevacizumab (Avastin), cetuximab (Erbitux), panitumumab (Vectibix), pembrolizumab (Keytruda), vv... Tuy nhiên thực tế hiện nay tại Việt Nam, việc phối hợp sử dụng hóa trị với các thuốc điều trị sinh học kể trên với đa số người bệnh còn gặp nhiều hạn chế, chủ yếu do giá thành của các thuốc điều trị sinh học trên còn quá cao so với thu nhập thực tế của đa số người bệnh, vì vậy hiện nay tại nước ta hóa trị vẫn là vũ khí chủ đạo trong điều trị UTĐTT tái phát di căn không còn chỉ định điều trị triệt căn. Các phác đồ hóa chất chủ yếu là sự phối hợp của 5-FU với oxaliplatin và/hoặc irinotecan trong các phác đồ: FOLFOX, FOLFIRI, XELOX, XELIRI, FOLFOXIRI, …Việc lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp trong giai đoạn này phụ thuộc chủ yếu vào thể trạng người bệnh và phác đồ hóa chất bổ trợ đã sử dụng trước đó. Irinotecan (Campto®) phối hợp với 5-FU trong phác đồ FOLFIRI đã được sử dụng trong điều trị UTĐTT tái phát di căn từ những năm 1990 tới nay và là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong điều trị UTĐTT tái phát di căn khi đã điều trị bổ trợ trước đó với phác đồ có oxaliplatin do có hiệu quả giúp kéo dài thời gian sống thêm và cải thiện chất lượng cuộc sống đã được chứng minh qua các nghiên cứu lớn ở nhiều trung tâm khác nhau trên thế giới [3],[4],[5],[6],[7],[8]. Tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, phác đồ FOLFIRI được sử dụng rất rộng rãi từ nhiều năm nay, tuy nhiên hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá về kết quả điều trị phác đồ này tại bệnh viện.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/863
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LE CONG DINH_U THU.doc
  Restricted Access
16.02 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.