Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/859
Title: | Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và thương tổn giải phẫu bệnh chấn thương động mạch chi dưới tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức giai đoạn 2017 - 2019 |
Authors: | ĐOÀN HỮU, HOẠT |
Advisor: | PGS.TS. Nguyễn Hữu, Ước TS. Vũ Ngọc, Tú |
Keywords: | chấn thương động mạch chi dưới |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | ĐH Y Hà Nội |
Abstract: | Thương tổn mạch máu ngoại vi chiếm trên 85% tổng số các chấn thương - vết thương mạch máu nói chung. Theo nghiên cứu gần đây tại bênh viện Hữu nghị Việt Đức, cấp cứu mạch máu ngoại vi chiếm 2% cấp cứu ngoại khoa chung, và 3,1% cấp cứu ngoại chấn thương; trong đó thương tổn mạch chi dưới chiếm 42,3%, với nguyên nhân chủ yếu là chấn thương mạch (74,4%) do tai nạn giao thông; phần lớn bệnh nhân là người trẻ đang ở độ tuổi lao động [1]. Theo tác giả nước ngoài khác thì tổn thương này chiếm 2,2% tổng số các cấp cứu do chấn thương, trong đó 1,6% ở người trường thành và 0,6% ở người dưới 18 tuổi [2]. Tỷ lệ chấn thương mạch máu chi dưới chiếm 80,8% chấn thương động mạch ngoại vi [3]. Hệ động mạch chi dưới liên quan đến chấn thương mạch máu thường bao gồm: động mạch chậu ngoài, đùi chung, đùi nông, đùi sâu, động mạch khoeo, thân chày mác, động mạch chày trước và chày sau [1],[2]. Cơ chế gây tổn thương mạch máu khá phức tạp và đa dạng, từ chấn thương gây đụng dập, giằng xé, xoắn vặn do gãy xương hay trật khớp chi [4]. Nguyên nhân hay gặp nhất là các tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt Các loại chấn thương này ngày càng gia tăng theo đà phát triển của xã hội [1],[5],[6]. Bệnh nhân bị tai nạn phần lớn đang trong độ tuổi lao động, nam giới chiếm ưu thế, nơi xảy ra tai nạn thường xa các trung tâm phẫu thuật mạch máu [6],[7]. Nhìn chung đối với các chấn thương động mạch chi, cần được chẩn đoán sớm và xử lý kịp thời tổn thương mạch - tốt nhất là trong 6 giờ đầu sau khi bị thương, nhằm hạn chế các biến chứng, di chứng của thiếu máu chi không hồi phục như: mất chức năng chi, hoại tử - cắt cụt chi, thậm chí gây tử vong [2],[6]. Tuy nhiên ở Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau như: chẩn đoán chậm, sót thương tổn mạch trong xử trí ban đầu, người bệnh ở xa các trung tâm phẫu thuật tim mạch…; nên nghiên cứu gần đây vẫn cho thấy tỷ lệ bệnh nhân được phẫu thuật phục hồi lưu thông mạch máu muộn sau bị thương 6 giờ chiếm 92,7 - 98,9%, và sau 24 giờ chiếm tới 21,3 - 29,5% [7],[8]. Khi thương tổn động mạch chi được chẩn đoán và xử trí muộn, đa số sẽ tiến triển dần dần thành thiếu máu chi không hồi phục một phần, rồi không hồi phục hoàn toàn - phải cắt cụt chi, thậm chí hoại tử chi gây nhiễm độc, suy thận và tử vong [1],[9]. Trên thực tế hiện nay tại tuyến cơ sở chúng tôi việc chẩn đoán và điều trị chấn thương động mạch nói chung và động mạch chi dưới nói riêng còn rất nhiều hạn chế, để sảy ra tình trạng chẩn đoán muộn, bỏ sót tổn thương dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Ý thức và hiểu rõ được việc chẩn đoán - xử trí ban đầu là vấn đề quan trọng và cần thiết ngay từ các tuyến cơ sở, nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và xác định các thương tổn giải phẫu bệnh động mạch chi dưới từ giai đoạn sớm, sẽ giúp cho người thầy thuốc có một thái độ xử trí phù hợp. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/859 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Doan Huu Hoat _NGOAI.docx Restricted Access | 4.81 MB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.