Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/858
Title: Kiến thức, thái độ về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền của sinh viên điều dưỡng trường Cao đẳng Y tế Hà Nội năm 2018
Authors: NGUYỄN THỊ, HÀ
Advisor: TS. Nguyễn Thị Lan, Anh
Keywords: phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Tổn thương do vật sắc nhọn (VSN) trong thực hành lâm sàng là vấn đề sức khỏe thường gặp ở sinh viên điều dưỡng (SVĐD). Tỷ lệ bị tổn thương do VSN ở SVĐD trên thế giới rất khác nhau dao động từ 9,4% - 100% [1],[2]. Tổn thương do VSN có thể dẫn đến việc lây truyền các loại virus qua đường máu cho SVĐD như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virus viêm gan B (HBV) và virus viêm gan C (HCV) [3]. Nguy cơ bị lây truyền bệnh theo kim tiêm từ một người bệnh có nhiễm khuẩn máu dao động từ mức 0,3% đối với HIV, 3% - 10% đối với HCV và 40% đối với HBV [4]. Khả năng bị tổn thương do VSN có thể cao hơn ở những đối tượng thiếu kinh nghiệm, mệt mỏi mà lại phải thường xuyên làm việc trong môi trường mới, khẩn trương như SV ngành y [5]. Trong khi đó kiến thức về phòng ngừa và xử lý phơi nhiễm với vật sắc nhọn của SV chưa cao: chỉ có 36,2% SV năm cuối biết đầy đủ chi tiết của việc phòng ngừa các tổn thương do kim đâm [6]; 85,9% SV không biết hoặc chỉ biết một phần trong các bước xử trí sau phơi nhiễm, 35,1% SV không quan tâm đến tác hại sau phơi nhiễm với nguồn bệnh [7], thậm chí 51,6% SV trường đại học khoa học sức khỏe Arack còn thực hiện nặn máu từ vết thương, hành động xử lý vết thương sai trầm trọng [8]. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Honda, điều dưỡng có thái độ chưa đúng về phòng chống tổn thương do VSN có nguy cơ mắc tổn thương cao gấp 1,86 lần so với điều dưỡng có thái độ đúng [9]. Ở Việt Nam, tỷ lệ SV xử lý vết thương đúng sau tổn thương còn thấp: chỉ có 36,8% SV trường cao đẳng Y tế Kiên Giang thực hành xử lý vết thương đúng sau tổn thương [10]. Tương tự, trường Đại học Y khoa Vinh có 63% sinh viên xử lý sai vết thương sau khi bị tổn thương [11]. Tỷ lệ học sinh sinh viên có kiến thức không đầy đủ liên quan đến tai nạn nghề nghiệp do kim tiêm truyền đâm là 69,46% [12]. Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội đào tạo SVĐD hệ cao đẳng 3 năm trong đó phần lớn thời gian học năm thứ 2 và năm thứ 3 SV được đi thực hành lâm sàng ở nhiều bệnh viện khác nhau. Trong quá trình chăm sóc người bệnh tại bệnh viện thực hiện tiêm truyền là thủ thuật thường quy SV được làm trên người bệnh cũng đồng nghĩa với việc SV có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với VSN trong tiêm truyền và có khả năng lây nhiễm với HBV, HCV và HIV qua VSN. Nhưng nếu SV có kiến thức và thái độ tốt về phòng ngừa phơi nhiễm với VSN trong tiêm truyền sẽ làm giảm nguy cơ bị phơi nhiễm và khi bị phơi nhiễm SV biết cách xử lý đúng vết thương sẽ làm giảm nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh qua đường máu. Do vậy, SV cần phải được trang bị những kiến thức và thái độ tốt về phòng và xử trí phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong tiêm truyền trước khi sinh viên đi thực tập lâm sàng tại các cơ sở y tế. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng kiến thức và thái độ của SV để làm cơ sở cho sự thay đổi trong phương thức truyền đạt cho SV những kiến thức,
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/858
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
NGUYỄN THỊ HÀ_Đ DUONG.doc
  Restricted Access
1.66 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.