Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/855
Title: Đánh giá kết quả thụ tinh trong ống nghiệm của những cặp vợ chồng chỉ có phôi chất lượng kém
Authors: LÊ THỊ HẢI, YẾN
Advisor: GS.TS. NGUYỄN VIẾT, TIẾN
Keywords: thụ tinh trong ống nghiệm của những cặp vợ chồng chỉ có phôi chất lượng kém
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Giải Nobel Y Học năm 2010 được trao cho Robert G. Edwards và cộng sự với công trình “Phát triển thụ tinh trong ống nghiệm”. Hội đồng giải thưởng Nobel đã đánh giá thụ tinh trong ống nghiệm là một trong những thành tựu lớn nhất của Y Học hiện đại. Từ khi em bé Louis Brown ra đời tại Anh năm 1978, cho đến nay đã có khoảng 4 triệu trẻ ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghệm. Đây thực sự là một bước đột phá trong lĩnh vực điều trị vô sinh và đặc biệt mở ra một kỷ nguyên mới cho lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Thụ tinh trong ống nghiệm chỉ định cho các trường hợp tổn thương vòi tử cung, vô sinh nam, vô sinh không rõ nguyên nhân, lạc nội mạc tử cung, dự trữ buồng trứng giảm, bơm tinh trùng vào buồng tử cung thất bại nhiều lần, vô sinh do yếu tố cổ tử cung hay miễn dịch, nội tiết[1]. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm, tuy nhiên, theo thống kê ở Châu Âu năm 2004, tỷ lệ mang thai lâm sàng trung bình trên số chu kỳ chuyển phôi là 30,1%[2].. Thất bại là mất mát không những về vật chất mà ảnh hưởng cả tinh thần và hạnh phúc gia đình cho bệnh nhân. Sự thành công của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: sự đáp ứng của buồng trứng với thuốc kích thích nang noãn, kỹ thuật chọc hút trứng, hệ thống nuôi cấy phôi, kỹ thuật chuyển phôi, vấn đề hỗ trợ hoàng thể... Mục đích cuối cùng là lựa chọn được phôi tối ưu tiềm năng làm tổ cao và có tỉ lệ thai sinh sống cao. Chất lượng phôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tuổi của nữ, tuổi nam giới, phác đồ kích thích buồng trứng, nồng độ nội tiết cơ bản ngày 2-3, môi trường nuôi cấy phôi, chất lượng tinh trùng[3]. Một phôi tốt là một phôi với trọn vẹn thông tin di truyền, không có bất thường nhiễm sắc thể và có chất lượng phôi về mặt hình thái tốt. Cách duy nhất để nhận biết một phôi tốt là sinh thiết phân tích nhiễm sắc thể bằng phương pháp phân tích gen trước chuyển phôi PGD. Trong khi đó, tiêu chuẩn về hình thái của phôi được sử dụng phổ biến trong các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm dựa trên các tiêu chí cụ thể như: tốc độ phát triển phôi, tỉ lệ mảnh vỡ bào tương, sự đồng đều giữa các phôi bào, sự mở rộng của xoang túi phôi, đặc điểm màng trong suốt,... Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ và cải tiến xong không phải tất cả bệnh nhân làm thụ tinh trong ống nghiệm đều có chất lượng phôi tốt về mặt hình thái. Câu hỏi đặt ra là đặc điểm của các cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm chỉ thu được toàn phôi chất lượng kém về mặt hình thái là gì? Và kết quả mang thai ở chu kì thụ tinh trong ống nghiệm/ tiêm tinh trùng vào bào tương trứng của họ như thế nào? Điều này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà lâm sàng trong điều trị giúp lựa chọn phác đồ thích hợp nhất cho những đối tượng này. Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về những cặp vợ chồng thụ tinh trong ống nghiệm chỉ thu được toàn phôi chất lượng kém về mặt hình thái
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/855
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
HẢI YẾN - SAN.docx
  Restricted Access
1.03 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.