Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/851
Title: Đánh giá điều trị vô sinh bằng bơm tinh trùng vào buồng tử cung tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh
Authors: ĐỖ VĂN, TẠO
Advisor: PGS.TS. Nguyễn Xuân, Hợi
Keywords: điều trị vô sinh bằng bơm tinh trùng vào buồng tử
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Trong xã hội loài người để tồn tại, duy trì và phát tiển nòi giống từ đời này sang đời khác được là nhờ có sự hoạt động sinh sản. Sự hình thành một mầm sống mới được bắt đầu bằng hiện tượng thụ tinh giữa tinh trùng và noãn. Tuy nhiên không phải cặp vợ chồng nào cũng có khả năng có thai và sinh con bình thường, với nhiều lý do khác nhau nhiều cặp vợ chồng không có khả năng có thai một cách bình thường và họ cần đến các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Trong các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, vô sinh là một vấn đề lớn không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc của cặp vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến xã hội và cần một nguồn lực lớn để giải quyết tình trạng này. Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ vô sinh có xu hướng ngày càng gia tăng, tỷ lệ vô sinh tùy theo từng quốc gia và từng nghiên cứu, dao động trong khoảng từ 3% đến 15%. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến và cộng sự năm 2009 tại 8 vùng sinh thái trên cả nước cho thấy tỷ lệ vô sinh chung trên phạm vi toàn quốc ở mức trung bình so với các quốc gia khác chiếm 7,7% các cặp vợ chồng 15-49 tuổi, trong đó vô sinh nguyên phát chiếm 3,9%, và vô sinh thứ phát chiếm 3,8% [1],[2],[3] Theo ghi nhận của một số y văn, vô sinh có chiều hướng gia tăng và gây nên bởi nhiều nguyên nhân. Theo Nguyễn Khắc Liêu (1999), tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam là 13%, vô sinh do nam chiếm tỷ lệ tương đương với các nguyên nhân vô sinh do nữ. Tỷ lệ vô sinh do không phóng noãn gặp từ 30 – 50% các trường hợp [4] Hiện nay trên thế giới có nhiều loại thuốc được đưa vào điều trị cho những bệnh nhân vô sinh do không phóng noãn. Clomiphen citrate là loại thuốc kích thích phát triển nang noãn và kích thích nang noãn phóng noãn được sử dụng rộng rãi do có những ưu điểm nổi bật là dễ sử dụng, ít gây tai biến và kinh tế. Clomiphen citrate được coi là thuốc đầu tay trước khi quyết định dùng thuốc kích thích phóng noãn khác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng, CC ức chế chế tiết chất nhày cổ tử cung và làm mỏng niêm mạc tử cung. Một số tác giả đề xuất sử dụng estrogen ngắn ngày nhưng thực tế chất nhày cổ tử cung không cải thiện nhiều. Hiện nay, nhờ những tiến bộ trong lọc rửa tinh trùng, việc bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) đã tránh được tác dụng phụ ức chế chế tiết chất nhày cổ tử cung của CC. Phương pháp kích thích buồng trứng (KTBT) bằng CC kết hợp với IUI đã được ghi nhận là có hiệu quả trong điều trị vô sinh do rối loạn phóng noãn. Đây là phương pháp phổ biến, đơn giản và hiệu quả, có thể áp dụng được ở hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh có cán bộ được đào tạo, không đòi hỏi cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, phù hợp với thực tiễn kinh tế hiện nay tại Bắc Ninh [5]. Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh mới được thành lập từ tháng 07/2015, bên cạnh việc phát triển những kỹ thuật sản phụ khoa cơ bản thì bệnh viện cũng tiến hành ứng dụng và phát triển một số kỹ thuật cao nhằm đáp ứng, phục vụ nhân dân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt lĩnh vực vô sinh hiếm muộn là một lĩnh vực mới đòi hỏi cần phải thực hiện sớm tại Bắc Ninh để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Do đó bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đã bước đầu triển khai kỹ thuật IUI sau khi kích thích sự phát triển của nang noãn và gây phóng noãn khoảng 3 năm nay, kết quả của phương pháp đã đem lại niềm vui hạnh phúc cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Sự kết hợp KTBT với IUI đã được ghi nhận làm cải thiện rõ rệt tỷ lệ có thai trên lâm sàng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu thống kê chính xác về hiệu quả và kết quả của phương pháp này tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/851
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV - TAO - SAN.doc
  Restricted Access
2.42 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.