Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/836
Nhan đề: Kết quả điều trị túi phình hệ động mạch cảnh trong vỡ bằng phẫu thuật ít xâm lấn
Tác giả: VŨ TÂN, LỘC
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thế, Hào
Từ khoá: hình ảnh túi phình hệ ĐM cảnh trong vỡ
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: ĐH Y Hà Nội
Tóm tắt: Túi phình động mạch não (ĐMN) là hiện tượng giãn hình túi, khu trú ở một phần của thành ĐMN và thành túi giãn không còn cấu trúc bình thường của thành mạch, chính vì vậy rất dễ vỡ. Đây là một bệnh lý cấp tính, ngày càng gặp nhiều ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tỉ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng về thần kinh. Nếu không điều trị, thì 70 - 80% chết trong vòng một năm sau chảy máu. Theo hội Đột quỵ Hoa Kỳ có 1,5 - 5% dân số có túi phình mạch não hoặc sẽ mắc túi phình mạch não và phần lớn phát hiện khi đã có biến chứng vỡ túi phình [1],[2]. Tỉ lệ vỡ trung bình hằng năm là 10 - 15 người/ 100.000 dân. Trong đó túi phình hệ động mạch cảnh trong chiếm 90 - 97% túi phình trong sọ [3],[4],[5],[6]. Với các phương tiện hiện đại (chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cắt lớp vi tính đa dãy, chụp động mạch não xoá nền), việc chẩn đoán túi phình ĐMN nói chung và túi phình hệ ĐM cảnh trong nói riêng không khó. Điều trị vỡ túi phình ĐMN đòi hỏi có sự phối hợp chặt chẽ nhiều chuyên khoa: Hồi sức cấp cứu, Nội thần kinh, Chẩn đoán hình ảnh, Phẫu thuật thần kinh và cần có chiến lược điều trị hợp lý. Cho đến ngày nay, phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhằm loại bỏ túi phình ra khỏi vòng tuần hoàn và đồng thời giải quyết các biến chứng do vỡ túi phình gây ra [3],[7]. Đường mở sọ kinh điển trong điều trị phẫu thuật túi phình hệ ĐM cảnh trong thường được thực hiện qua đường mổ trán - thái dương - nền. Đường mổ này đã được Yasargil và Fox mô tả năm 1975. Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của các phương tiện chẩn đoán trước mổ, kính hiển vi và các dụng cụ vi phẫu cũng như kiến thức ngày càng sâu sắc về giải phẫu và sinh lý, phẫu thuật ít xâm lấn được áp dụng trong mổ bệnh lý phình ĐMN. Phẫu thuật này sử dụng đường mổ nhỏ với đường kính mở xương sọ khoảng 2,5 – 3,5cm. Đường mổ này có ưu điểm hơn so với đường mổ truyền thống là: làm giảm sang chấn não, thẩm mỹ hơn, giảm thời gian phẫu thuật và phục hồi sau mổ, là phẫu thuật mới và là xu hướng của PTTK thế giới. Phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị túi phình hệ ĐM cảnh trong đó là: phẫu thuật ít xâm lấn vùng thái dương (đường mổ mini pterional): áp dụng cho túi phình ở ngã ba ĐM cảnh trong, ĐM não giữa, ĐM thông sau; phẫu thuật ít xâm lấn trên cung mày: áp dụng cho túi phình ĐM thông trước và phẫu thuật ít xâm lấn trán sát đường giữa: áp dụng cho các túi phình ĐM não trước, ĐM quanh thể trai. Quan điểm về phẫu thuật ít xâm lấn là sử dụng đường mổ có kích thước tối thiểu đảm bảo phẫu thuật viên có thể quan sát được trường mổ tốt nhất để xử lý các thương tổn nhưng không làm tổn thương mô lành xung quanh. Tuy nhiên, hiệu quả của phẫu thuật ít xâm lấn còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: sự hiểu biết về các kỹ thuật xử lý mạch máu não, sự chính xác trong chẩn đoán, chọn lựa bệnh nhân, chỉ định cũng như đánh giá các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật. Chỉ định lại hạn chế đối với các trường hợp lâm sàng bệnh nhân quá nặng, túi phình khổng lồ ... Hơn nữa, phẫu thuật viên phải được huấn luyện kỹ, có nhiều kinh nghiệm và thao tác nhuần nhuyễn. Do đó, phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị túi phình hệ ĐM cảnh trong vỡ vẫn còn ít cơ sở thực hiện, với mong muốn góp phần điều trị có hiệu quả bệnh lý này
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/836
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
LV-VŨ TẤN LỘC-NGOẠI KHOA- k26.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
12.39 MBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.