Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/834
Nhan đề: | Kết quả tạo thông động - tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức giai đoạn 2016 - 2019 |
Tác giả: | SA MINH, DƯƠNG |
Người hướng dẫn: | PGS.TS. Đoàn Quốc, Hưng |
Từ khoá: | quy trình tạo thông động - tĩnh mạch để chạy thận nhân tạo |
Năm xuất bản: | 2019 |
Nhà xuất bản: | ĐH Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Phẫu thuật tạo thông động - tĩnh mạch là một phẫu thuật để tạo ra sự thông thương trực tiếp từ động mạch sang tĩnh mạch, mục đích tạo vòng tuần hoàn để chạy thận nhân tạo cho người suy thận giai đoạn cuối. Tạo thông động - tĩnh mạch có thể bằng vật liệu tổng hợp hay tự thân. Theo nhiều tác giả, hiện nay tạo thông động - tĩnh mạch tự thân vẫn được coi là giải pháp tối ưu, phổ biến và rẻ tiền hơn so với tạo thông động - tĩnh mạch bằng vật liệu nhân tạo. Thông động - tĩnh mạch tự thân là phẫu thuật nối dưới da một tĩnh mạch với một động mạch ở gần để động mạch hoá tĩnh mạch và bắt đầu chạy thận nhân tạo khi tĩnh mạch trưởng thành. Trên thế giới và ở Việt Nam số lượng bệnh nhân bị suy thận mạn ngày càng tăng cao, nếu không được điều trị thay thế thận suy sẽ tử vong, trong đó lọc máu chu kỳ là biện pháp điều trị thay thế thường dùng nhất. Đối với Việt Nam, với tỷ lệ mắc suy thận mạn khoảng 900 người/1 triệu dân [1]. Ước tính có 72.000 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối cần điều trị thay thế thận suy, đến năm 2008 mới chỉ đáp ứng lọc máu chu kỳ được cho khoảng 6000 người, chiếm 7% [2]. Một điều tra cắt ngang ở Trung Quốc năm 2012 thấy tỷ lệ mắc bệnh thận mạn ở Trung Quốc là 10,8% tương đương 119,5 triệu người, trong đó tỷ lệ có suy thận mạn là 1,7% [3]. Trong đó bệnh nhân chờ ghép thận cũng cần lọc máu duy trì chờ ghép thận. Theo The Dialysis Outcomes And Practice Pattems Study (DOPPS), tỷ lệ bệnh nhân chạy thận nhân tạo sử dụng đường vào mạch máu là tạo thông động - tĩnh mạch tự thân tại Châu Âu là 74%, Canada là 53% và Mỹ là 43% [4]. Phẫu thuật được cho là tốt khi đường kính mạch máu tăng sau vài tuần phẫu thuật cùng với sự gia tăng lưu lượng dòng chảy đủ để lọc máu chu kỳ. Đã có nhiều nghiên cứu về kích thước mạch máu và kỹ thuật, đưa ra các lời khuyến cáo về kích thước mạch máu cho tỷ lệ thành công cao nhất. Theo Robbin và cộng sự vấn đề thất bại của tạo thông động - tĩnh mạch lần đầu thường do tuổi cao, đái tháo đường, giới nữ, tiền sử bệnh mạch máu [5], đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, thành công phẫu thuật đem lại chất lượng cuộc sống tốt cho bệnh nhân vốn suy thận mạn cần chạy thận nhân tạo. Tại bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2008 đến 2010 số bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo cấp cứu trước mổ tạo thông động - tĩnh mạch chiếm 87,75%; suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo định kỳ nhập viện vì tắc hoặc hỏng thông động - tĩnh mạch chiếm 8,82%, chỉ 3,43% bệnh nhân chưa chạy thận nhân tạo nhập viện mổ thông động - tĩnh mạch lần đầu để lọc máu chu kỳ [6]. Tại Việt Nam số bệnh nhân bị suy thận mạn tăng cao với tỷ lệ mắc mới suy thận mạn giai đoạn cuối khoảng 100 người/1 triệu dân/năm [1], số bệnh nhân cần tạo thông động - tĩnh mạch tăng, do đó nhiều bệnh viện tuyến cơ sở triển khai áp dụng tại địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu và giảm chi phí di chuyển, điều trị cho bệnh nhân. Tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã áp dụng làm thông động - tĩnh mạch tự thân từ nhiều năm nhất là với hỗ trợ chuyên gia người Pháp và xây dựng thành quy trình kỹ thuật thường quy, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nhiều, báo cáo tổng kết về kết quả thực hiện tạo thông động - tĩnh mạch tự thân từ khi xây dựng quy trình kỹ thuật tại bệnh viện. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/834 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
Dương ch 26 Ngoại.docx Tập tin giới hạn truy cập | 2.02 MB | Microsoft Word XML |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.