Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/826
Title: | Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2018 |
Authors: | NGUYỄN THỊ MAI, NHIÊN |
Advisor: | GS.TS Lê Thị, Hương TS Nguyễn Trọng, Hưng |
Keywords: | bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | ĐH Y Hà Nội |
Abstract: | Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là cụm từ chỉ nhóm bệnh lý hô hấp đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Sự cản trở này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các hạt bụi hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu. Đây là nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chi phí điều trị tốn kém, gây hậu quả tàn phế nặng nề và thực sự trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội[1],[2],[3]. Dựa trên BOLD và các nghiên cứu dịch tễ quy mô khác, ước tính số ca mắc BPTNMT là 384 triệu trong năm 2010, với tỷ lệ toàn cầu là 11,7%[4]. Trên toàn cầu có khoảng 3 triệu ca tử vong vì tỷ lệ hút thuốc ngày càng tăng ở các nước đang phát triển và dân số già ở các nước thu nhâp cao, tỷ lệ BPTNMT dự kiến sẽ tăng trong 30 năm tới và đến năm 2030 có thể bị hơn 4,5 triệu ca tử vong hàng năm do BPTNMT và các điều kiên liên quan[5]. Năm 2012 có khoảng 3 triệu người tử vong do BPTNMT, đứng hàng thứ 3. Hơn 90% số trường hợp tử vong xảy ra ở những nước có thu nhập thấp và trung bình. Trong khi các bệnh khác có xu hướng chững lại hoặc giảm thì BPTNMT lại có chiều hướng ngược lại do số lượng người hút thuốc lá, thuốc lào không giảm và dân số già hóa[6],[3],[7]. Suy dinh dưỡng (SDD) chiếm tỷ lệ khá cao ở người bệnh mắc BPTNMT và được coi là bệnh đồng mắc với BPTNMT. Nó chiếm tỷ lệ 30-60% số người bệnh điều trị nội trú, 20-40% người bệnh điều trị ngoại trú. Người bệnh mắc BPTNMT kèm theo SDD dẫn đến giảm hiệu quả điều trị và giảm chất lượng cuộc sống, làm tăng số lần nhập viện và kéo dài thời gian nằm viện vì đợt cấp, tăng nguy cơ điều trị thất bại dẫn đến tử vong trong bệnh viện. Tỷ lệ người bệnh tử vong do thiếu cân cao hơn so với người bệnh có cân nặng bình thường và thừa cân[8],[9]. Nguyên nhân SDD ở người bệnh BPTNMT do tình trạng khó thở liên tục. Các cơ hô hấp phải làm việc gắng sức rất nhiều. Sự gắng sức này làm tăng tiêu hao khoảng 10% năng lượng so với lúc nghỉ. Người bệnh không ăn được do khó khăn trong ăn uống, khó nuốt, khó nhai, khó thở (thở miệng mạn tính có thể làm thay đổi mùi vị của thức ăn, tăng tiết nhày mạn tính), ho nhiều, mệt mỏi, chán ăn, trầm cảm, tác dụng phụ của thuốc…[8],[9],[10],[11]. Mặc dù có những cải tiến đáng kể trong kỹ thuật điều trị nhưng tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở những người bệnh BPTNMT vẫn còn duy trì ở mức cao[12]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến tình trạng dinh dưỡng (TTDD) ở người bệnh BPTNMT. Ở Việt Nam, những năm gần đây cũng đã có một số tác giả đề cập, nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng, can thiệp dinh dưỡng ở nhóm người bệnh này nhưng chưa nhiều [13],[14],[15],[16]. Bệnh viện Đa khoa Đức Giang là bệnh viện đa khoa hạng I của Sở Y tế Hà Nội, có mô hình phòng khám quản lý người bệnh BPTNMT. Phòng khám Quản lý Hen-COPD của bệnh viện đang hoạt động và quản lý trên 1000 người bệnh bao gồm có Hen và BPTNMT. Trong đó có khoảng trên 300 người bệnh mắc BPTNMT được quản lý tại phòng khám này. Người bệnh được khám và cấp thuốc điều trị hàng tháng. Tuy nhiên, tại đây chưa thực hiện được hoạt động khám và tư vấn dinh dưỡng cho đối tượng người bệnh này. |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/826 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Nhiên DDuong.pdf Restricted Access | 1.4 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.