Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/825
Nhan đề: Thực trạng bạo lực bạn tình và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ phá thai tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2018
Tác giả: PHẠM THỊ, TRANG
Người hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN THỊ THÚY, HẠNH
Từ khoá: bạo lực bạn tình ở phụ nữ phá thai
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: ĐH Y Hà Nội
Tóm tắt: luôn đứng sau người đàn ông, vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và vẫn còn bị áp bức, bạo lực nặng nề. Diễn đàn Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Đà Nẵng năm 2019 cho thấy có 34% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ từng bị chồng bạo hành về thể xác hoặc tình dục, 58% phụ nữ chịu ít nhất một loại bạo lực về thể xác, tình dục, hoặc tinh thần ít nhất một lần trong đời [9]. Người phụ nữ không chỉ chịu bạo lực trong thời gian chung sống cùng chồng hoặc bạn tình, mà thậm chí họ còn bị bạo lực trong thời gian mang thai, thời gian họ cần được quan tâm và chăm sóc nhiều hơn. Trên thế giới, 8 – 44% phụ nữ từng bị bất kỳ một loại hình thức bạo lực trong khi mang thai [1]. Ở Việt Nam, theo một nhiên cứu gần đây nhất (năm 2017), hơn 1/3 phụ nữ trong quá trình mang thai đã trải qua ít nhất một hình thức bạo lực do chồng (35,2%), trong đó, bạo lực về tinh thần là phổ biến, gần 10% phụ nữ trải qua bạo lực tình dục và 3,2% phụ nữ bạo lực thể xác [5]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, trong số 211 triệu phụ nữ có thai ước tính mỗi năm có 46 triệu ca phá thai [10]. Tại Việt Nam, phá thai đang ở mức đáng báo động với ước tính mỗi năm có hơn 1,4 triệu ca nạo phá thai [11]. Những năm qua, nhờ có các chính sách quyết liệt về kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ phá thai có chiều hướng giảm, tuy nhiên thực tế đáng lo ngại đó là nhu cầu phá thai tăng lên ở lứa tuổi vị thành niên [12]. Và nhiều bằng chứng cho thấy bạo lực có liên quan đến việc mang thai ngoài ý muốn, theo WHO có tới 40% phụ nữ chấm dứt thai kỳ đã trải qua lạm dụng tình dục và/hoặc thể xác ở một số giai đoạn của cuộc đời [10]. Bạo lực bạn tình có liên quan đáng kể với sức khỏe thể chất và tinh thần của phụ nữ, không chỉ làm gia tăng tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, gây nạo phá thai, sẩy thai tự phát mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày [13],[14],[15]. Trên thế giới đã thực hiện một số nghiên cứu về bạo lực bạn tình trên các đối tượng phụ nữ đã kết hôn hoặc sống chung với bạn tình, phụ nữ mang thai hoặc sau sinh [4],[16],[17],[18],[19]. Ở Việt Nam, nghiên cứu về bạo lực đối với phụ nữ liên quan đến vấn đề sức khỏe sinh sản còn khá hạn chế. Có một số nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu tập trung vào phụ nữ nói chung hoặc phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai [5],[20],[21]. Cho đến hiện tại, chưa thấy nghiên cứu bạo lực trên đối tượng phụ nữ phá thai được công bố. Và liệu những phụ nữ đến phá thai có bị bạo lực bạn tình từ trước hay trong khi mang thai và đó có phải là một trong các nguyên nhân dẫn đến phá thai hay không
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/825
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
TRANG YTCC.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
377.99 kBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.