Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/824
Title: Xu hướng môi trường và sức khỏe người lao động tại một công ty khai thác than tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2018
Authors: TRẦN THỊ LAN, HƯƠNG
Advisor: PGS.TS. Lê Thị Thanh, Xuân
Keywords: môi trường lao động Công ty Than Na Dương
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Khai thác than là một trong những ngành công nghiệp cung cấp năng lượng quan trọng cho sự phát triển của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dù là khai thác than hầm lò hay khai thác than lộ thiên đều đóng góp rất nhiều trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã hội… Tuy nhiên khai thác than là ngành lao động nặng nhọc, độc hại nguy hiểm [1], cùng với điều kiện môi trường lao động khắc nghiệt, các yếu tố tác hại nghề nghiệp có thể phát sinh trong quá trình khai thác chế biến than như là: bụi, ồn, rung, hơi khí độc…. đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, tăng tỷ lệ bệnh tật, nhất là các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp [2]. Tại Việt Nam, vấn đề môi trường lao động và sức khỏe người lao động trong ngành khai thác than cũng đã được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, qua các số liệu nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy môi trường lao động ngành than bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi bụi, hơi khí độc, tiếng ồn cũng như vi khí hậu nóng [3], [4], [5]. Nhiều vị trí lao động nồng độ bụi hô hấp vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, hàm lượng silic tự do trung bình từ 15-21%. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi trong người lao động khai thác than từ 3-14%, trong đó khai thác than hầm lò là chủ yếu (chiếm 70%) và bệnh viêm phế quản mạn tính là khoảng 19,3% [1]. Làm việc trong môi trường lao động có nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp nên bệnh tật ở người lao động trong ngành than rất đa dạng, các bệnh hô hấp, ngoài da, mắt, cơ xương, đặc biệt là bệnh bụi phổi silic, bụi phổi than… [6], [7], [8], [9], [10]. Công ty Than Na Dương – VVMI tỉnh Lạng Sơn được thành lập đến nay được 59 năm. Mặc dù máy móc đã được cải tiến, mua sắm thay thế trang thiết bị máy móc đã được tiến hành nhưng chưa được đồng bộ. Hơn nữa than ở đây có hàm lượng lưu huỳnh cao có thể tự bốc cháy sinh ra hơi khí độc như: CO, CO2, H2S, NO2, SO2. Các yếu tố môi trường lao động độc hại, bất lợi khác như bụi, ồn, rung, điều kiện vi khí hậu không thuận lợi cũng góp phần làm tăng ô nhiễm môi trường lao động và ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Theo báo cáo của Công ty, hàng năm vẫn có người mắc mới bụi phổi silic nghề nghiệp. Bệnh bụi phổi silic là bệnh sơ hoá phổi, tiến triển không hồi phục do hít phải bụi có hàm lượng silic tự do cao [11], [12]. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Ngay cả sau khi người lao động được khám phát hiện bệnh, đi điều dưỡng phục hồi và chuyển vị trí làm việc khỏi môi trường bị ô nhiễm [13]. Vì vậy, việc nghiên cứu về môi trường lao động và sức khỏe bệnh tật người lao động của Công ty sẽ giúp Công ty và người lao động chủ động dự phòng sớm các bệnh nghề nghiệp, góp phần bảo vệ sức khỏe người lao động nơi đây hiệu quả hơn
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/824
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Tran Thi Lan Hương CH YTCC Khoa 26.doc
  Restricted Access
2.51 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.