Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/819
Nhan đề: | Thực trạng về phương pháp nghiên cứu và các thiếu hụt về bằng chứng của các nghiên cứu kiểm soát bệnh tim mạch tại Việt Nam từ 2013 - 2017 |
Tác giả: | LÊ ĐỨC, TÙNG |
Người hướng dẫn: | PGS.TS. Đào Thị Minh, An |
Từ khoá: | kiểm soát bệnh tim mạch |
Năm xuất bản: | 2019 |
Nhà xuất bản: | ĐH Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện mỗi năm có hơn 41 triệu người tử vong do bệnh không lây nhiễm (BKLN), tương đương với 71% tổng số ca tử vong toàn cầu, với hơn 85% các trường hợp tử vong sớm này xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Mặc dù Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi ở khu vực Tây – Thái Bình Dương, nhưng dân số vẫn phải đối mặt với gánh nặng gấp đôi về bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm [1].Một mối quan hệ nghịch đảo có thể được quan sát thấy tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm có xu hướng giảm trong khi tỷ lệ mắc các BKLN có xu hướng tăng cao [2]. Năm 2012, BKLN đóng góp tới 66,2% số năm sống tàn tật được hiệu chỉnh (DALYs) tại Việt Nam và năm 2016, 31% số ca tử vong là do bệnh tim mạch (BTM) [3]. Bệnh tim mạch hiện đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo thống kê của WHO, trong 17 triệu ca tử vong sớm (< 70 tuổi) do các bệnh không lây nhiễm năm 2015 có 37% là tử vong do bệnh tim mạch [4]. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 70,000 ca tử vong do bệnh tim mạch, trong số những trường hợp tử vong này, chủ yếu 85% là do đau tim và đột quỵ [5]. Tại Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 66 năm 2013, 25 chỉ số đã được thành lập để giúp các quốc gia thành viên xây dựng kế hoạch hành động toàn cầu để kiểm soát BKLN [4]. Để phân tích kiểm soát sức khỏe cộng đồng bệnh tim mạch, chúng tôi đã trích xuất 20 chỉ số liên quan chặt chẽ trong số 25 chỉ số kiểm soát BKLN và phân loại chúng thành 4 nhóm chính gồm: Tỷ lệ tử vong, bệnh và các yếu tố chuyển hóa, hành vi nguy cơ và đáp ứng của hệ thống. Tỷ lệ tử vong liên quan đến tỷ lệ lưu hành hoặc xác suất tử vong liên quan đến bệnh tim mạch. Các yếu tố bệnh và chuyển hóa bao gồm các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp và bệnh đái tháo đường. Hành vi nguy cơ bao gồm sử dụng thuốc lá, uống rượu, ít hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng. Đáp ứng của hệ thống liên quan đến năng lực của hệ thống y tế bao gồm quyền tiếp cận chăm sóc và hiệu quả của các can thiệp [2-6]. Như vậy việc cung cấp bằng chứng cho 4 nhóm trên rất quan trọng cho việc đưa ra chính sách quản lý BKLN nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Hiện nay ở Việt nam chưa có nghiên cứu nào tổng quan được về các nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực bệnh tim mạch cung cấp bằng chứng về 4 nhóm này dù là các bài báo nghiên cứu trong và ngoài nước hay các luận văn nghiên cứu từ các trường Đại học Y Dược lớn trong cả nước. Đại học Y Hà Nội (HMU), là một trong những trường Đại học Y hàng đầu tại Việt Nam có tiếng là đào tạo sinh viên y khoa tốt nghiệp và tạo điều kiện cho việc xuất bản nhiều nghiên cứu.[7] Trung bình mỗi năm, có gần một ngàn luận văn tốt nghiệp được hoàn thành. Vậy nên câu hỏi đặt ra rằng việc cung cấp bằng chứng và thực trạng của các nghiên cứu bệnh tim mạch tại Đại học Y Hà Nội và các nghiên cứu bệnh tim mạch khác tại Việt Nam hiện nay có đáp ứng được các bằng chứng cho 4 nhóm kiểm soát bệnh tim mạch trên theo khung kiểm soát toàn cầu? |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/819 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
LÊ ĐỨC TÙNG CH YTCC.docx Tập tin giới hạn truy cập | 1.15 MB | Microsoft Word XML |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.