Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/818
Title: Kiến thức, thái độ, thực hành về phơi nhiễm HIV/AIDS của chiến sỹ tân binh Cảnh sát cơ động năm 2018
Authors: NGUYỄN HẢI, SƠN
Advisor: TS. Nguyễn Khắc, Thủy
PGS.TS. Lê Thị, Hoàn
Keywords: phơi nhiễm HIV/AIDS của chiến sỹ tân binh Cảnh sát cơ động
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Đại dịch HIV/AIDS đã và đang gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho nhiều quốc gia trên thế giới. HIV/AIDS đã trở thành căn bệnh thế kỷ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, cộng đồng và tương lai nòi giống của các dân tộc. Ở Việt Nam, kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1990, cho đến nay dịch đã lan tràn ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.Dịch HIV/AIDS hiện không chỉ tập trung ở các khu vực thành thị mà đã có xu hướng lan rộng ở các khu vực khác như các khu vực có điều kiện giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, gắn liền tệ nạn buôn bán, sử dụng ma túy cao, đặc biệt là vùng biên giới, các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Theo số liệu của Cục Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, có 97,5% số quận huyện và 70,5% số xã, phường, thị trấn đã báo cáo có người nhiễm HIV. Theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2017của Bộ Y tế, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 6.883 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 3,484, số bệnh nhân tử vong là 1.260 trường hợp, phát hiện mới khoảng 9,800 người nhiễm [1]. Theo báo cáo của UNAIDS, đến hết năm 2016 số người hiện mắc HIV/AIDS trên toàn thế giới là 36,7 triệu người (30,8 - 42,9 triệu người), trong đó có17,8 triệu phụ nữ trên 15 tuổi và 2,1 triệu trẻ em dưới 15 tuổi [2]. Có nhiều nguyên nhân làm gia tăng lây nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư cũng như khiến công tác dự phòng lây nhiễm HIV trở nên ngày càng khó khăn và phức tạp, trong đó kiến thức, thái độ, hành vi của cộng đồng đối với HIV/AIDS hạn chế là một trong những yếu tố thuận lợi cho HIV/AIDS lan truyền khó kiểm soát. Chính vì vậy, Chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đề ra mục tiêu tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS lên 60% vào năm 2015 và 80% năm 2020. Tuy nhiên, nghiên cứu trên một số nhóm đối tượng khác nhau cho thấy tỷ lệ người dân có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS hiện nay còn thấp [3][4][5]. Đồng thời có rất nhiều nhóm đối tượng vẫn chưa được nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS. Đối với lực lượng Công an, đại dịch HIV/AIDS đã và đang có những ảnh hưởng nhất định. Bên cạnh việc quản lý số đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS đang học tập, giáo dục, cải tạo trong các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ Công an quản lý, CBCS Công an còn phải trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm liên quan đến HIV/AIDS như đối tượng nghiện chích ma túy, đối tượng mại dâm ở ngoài xã hội. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, CBCS còn gặp nhiều khó khăn, trong đó có vấn đề bị phơi nhiễm với HIV. Trước tình hình tội phạm liên quan đến ma túy nhiễm HIV/AIDS ngày càng gia tăng, trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quản lý đối tượng tại địa bàn, truy bắt dẫn giải, điều tra xét hỏi tới quản lý, giam giữ tại các trại giam, tạm giam CBCS thường xuyên có nguy cơ phơi nhiễm với HIV. Cảnh sát cơ động thuộc Công an nhân dân, là lực lượng nòng cốt thực hiện biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.Một trong những chức năng nhiệm vụ chủ yếu của Cảnh sát cơ động đã được nêu trong Pháp lệnh Cảnh sát cơ động là thực hiện phương án tác chiến chống hoạt động phá hoại an ninh, bạo loạn vũ trang, chống khủng bố, bắt cóc con tin; trấn áp tội phạm có sử dụng vũ khí; giải tán các vụ gây rối, biểu tình trái pháp luật. Tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. Tham gia bảo vệ phiên tòa, dẫn giải bị can, bị cáo và hỗ trợ việc bảo vệ trại giam, trại tạm giam, thi hành các bản án hình sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an. Như vậy, trong quá trình thi hành công vụ, CBCS thường xuyên có nguy cơ phơi nhiễm với HIV, do đó mà việc cung cấp kiến thức phòng chống HIV/AIDS, dự phòng phơi nhiễm HIV cho cán bộ chiến sỹ nói chung và đặc biệt là cán bộ chiến sỹ Cảnh sát cơ động nói riêng là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về kiến thức, thái độ, thực hành phơi nhiễm HIV/AIDS trong lực lượng Cảnh sát cơ động.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/818
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Hai Son CH YTCC.docx
  Restricted Access
408.78 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.