Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/816
Nhan đề: Thái độ và thực hành về tư vấn cai nghiện thuốc lá của cán bộ y tế tại một số trạm y tế thuộc tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: ĐINH QUANG, HUY
Người hướng dẫn: PGS.TS Kim Bảo, Giang
PGS.TS Trịnh Hoàng, Hà
Từ khoá: cai nghiện thuốc lá
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: ĐH Y Hà Nội
Tóm tắt: Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản [1]. Thuốc lá là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không lây nhiễm. Cụ thể, tính chung trên thế giới thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ [2]. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới. Điều tra y tế quốc gia 2001- 2002 cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá là 56,7% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới. Với rất nhiều nỗ lực thực hiện chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá từ năm 2000, đến năm 2015 điều tra hút thuốc lá ở người trưởng thành ở Việt Nam (GATS) cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá đã có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn đang ở mức cao là 22,5% (45,3% ở nam giới và 1,1% ở nữ giới) [3]. Mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá [4]. Ước tính 10% dân số hiện nay của Việt Nam sẽ chết sớm do các bệnh có liên quan đến thuốc lá. Với khuynh hướng hút thuốc như hiện nay, đến năm 2020, tỷ lệ tử vong do sử dụng thuốc lá sẽ cao hơn tỷ lệ tử vong do các bệnh HIV/AIDS, lao, tai nạn giao thông, và tự tử cộng lại. Thuốc lá gây ra chi phí khổng lồ cho chăm sóc y tế cho những người bị bệnh do hút thuốc lá, cộng thêm với tổn phí do giảm năng suất lao động, do hỏa hoạn và những tổn hại cho môi trường. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội ước tính chi phí chăm sóc và điều trị cho 3 căn bệnh do sử dụng thuốc lá gây ra (bệnh Ung thư phổi, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính và nhồi máu cơ tim) là hơn 2.304 tỷ đồng năm 2007 [5]. Nếu tính chi phí gián tiếp gây ra cho xã hội thì con số tổn thất sẽ cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các hộ nghèo có người hút thuốc sẽ bị mất một khoản đáng kể trong thu nhập khiêm tốn của họ vào việc mua thuốc lá, con số này ở Việt Nam là tiêu tốn khoảng 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá [6]. Với tỷ lệ hút thuốc lá và chi phí cho thuốc lá cao như vậy nhưng dịch vụ cai nghiện thuốc lá ở Việt Nam gần như chưa được phát triển. Toàn quốc mới chỉ có một số ít cơ sở dịch vụ y tế có lồng ghép tư vấn và điều trị cai nghiện và có một số đơn vị có dịch vụ tư vấn cai nghiện qua tin nhắn. Hoạt động tư vấn bỏ thuốc của cán bộ y tế đối với các người bệnh hút thuốc lá cũng rất hạn chế. Kết quả điều tra GATS 2015 cho thấy trong số những người hút thuốc có sử dụng dịch vụ y tế trong khoảng thời gian 1 năm, chỉ có 45,6% người được hỏi về tình trạng hút thuốc và chỉ có 40,5% nhận được lời khuyên bỏ thuốc từ cán bộ y tế [3]. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có một số vùng trồng cây thuốc lá. Trong những năm qua, tư vấn cai nghiện thuốc lá chưa phải là một hoạt động ưu tiên của y tế Thái Nguyên. Hiện nay, các nghiên cứu về thái độ và thực hành của cán bộ y tế ở Việt Nam và trên thế giới rất hạn chế, chưa có số liệu về thái độ và thực hành về tư vấn cai nghiện thuốc lá ở một số trạm y tế thuộc tỉnh Thái Nguyên. Nhằm tìm hiểu thực trạng về khả năng thực hiện tư vấn cai nghiện thuốc lá của các trạm y tế để có những đề xuất can thiệp phù hợp
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/816
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
ĐINH QUANG HUY CH QLBV.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
418.84 kBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.