Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/813
Nhan đề: | Khảo sát nồng độ vitamin D [25(oh)d] và một số chỉ số hóa sinh máu khác ở bệnh nhân mắc bệnh vảy nến |
Tác giả: | LÊ THỊ HUYỀN, TRANG |
Người hướng dẫn: | TS. BS. BÙI TUẤN, ANH PGS. TS. PHẠM THIỆN, NGỌC |
Từ khoá: | nồng độ vitamin D;bệnh nhân mắc bệnh vảy nến |
Năm xuất bản: | 2019 |
Nhà xuất bản: | ĐH Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Bệnh vảy nến là một bệnh da mạn tính, xảy ra trên một cơ địa có tính di truyền, bệnh sinh của vảy nến được nghiên cứu từ lâu song vẫn còn nhiều điểm chưa sáng tỏ. Theo quan điểm hiện nay, vảy nến là bệnh liên quan đến cơ địa di truyền, có cơ chế tự miễn, gen gây nên bệnh vảy nến nằm trên nhiễm sắc thể số 6 có liên quan HLA - B13, B17, B37, CW6... Dưới tác động của các yếu tố gây bệnh (yếu tố khởi động, yếu tố môi trường) như stress, nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học, vật lý, rối loạn nội tiết, các thuốc... gen này được khởi động dẫn đến tăng sản tế bào biểu bì sinh ra vảy nến. Bệnh vảy nến là một bệnh da thường gặp và hay tái phát. Tỷ lệ bệnh vảy nến ước tính khoảng 2 - 3% dân số thế giới [1], [2], [3]. Bệnh tồn tại suốt đời, hầu hết là lành tính trừ một vài thể nặng như vảy nến thể khớp, đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ nhưng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân. Bệnh vảy nến là một gánh nặng tâm lý cho bệnh nhân bị bệnh, giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gây cảm giác kỳ thị [4]. Vitamin D được tạo ra từ sự tiếp xúc của da với ánh nắng mặt trời. Vitamin D được hydroxyl hóa tại gan tạo ra 25 - hydroxyvitamin D, đây là hình thức lưu hành chính của vitamin D. Các tổn thương bệnh trong bệnh vảy nến được đặc trưng bởi sự tăng sinh quá mức thượng bì, tăng sinh mạch và thâm nhiễm tế bào viêm ở cả lớp thượng bì và hạ bì dẫn đến giảm khả năng tổng hợp vitamin D của da [2]. Một số nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa thiếu hụt vitamin D và bệnh vảy nến. Nghiên cứu của tác giả Orgaz-Molina J cho thấy nồng độ vitamin D huyết thanh thấp hơn đáng kể ở bệnh nhân vảy nến so với nhóm chứng (OR= 2,89) [5]. Nghiên cứu của Beata Bergler-Czop và cộng sự cũng cho thấy sự thiếu hụt nghiêm trọng của vitamin D trong huyết thanh của bệnh nhân vảy nến, nghiên cứu còn chỉ ra sự tương quan nghịch giữa nồng độ vitamin D và thời gian mắc bệnh [6]. Hiện nay, tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về vai trò của vitamin D trong một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp… tuy nhiên chúng tôi chưa tìm thấy các nghiên cứu đề cập về sự thay đổi nồng độ vitamin D huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/813 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
LÊ THỊ HUYỀN TRANG CH HOA SINH Y HOC.docx Tập tin giới hạn truy cập | 696.95 kB | Microsoft Word XML |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.