Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/812
Nhan đề: | Nghiên cứu đa hình đơn nucleotide RS1799796 của gen XRCC3 trên bệnh nhân ung thư vú |
Tác giả: | Bùi Thị Hương, Giang |
Người hướng dẫn: | PGS. TS. TRẦN VÂN, KHÁNH |
Từ khoá: | bệnh nhân ung thư vú |
Năm xuất bản: | 2019 |
Nhà xuất bản: | ĐH Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Ung thư vú (UTV) là bệnh lý ác tính phổ biến hàng đầu ở phụ nữ trong cả hai khu vực phát triển và đang phát triển, phổ biến thứ 2 trên thế giới sau ung thư phổi. Theo hiệp hội nghiên cứu ung thư thế giới GLOBOCAN, tính tới năm 2018, cả thế giới có 2,08 triệu ca UTV mới được chẩn đoán (chiếm 25 % tổng số ung thư). Ở Việt Nam, tính tới năm 2018, số ca mắc ung thư vú trên cả nước là 15229 với 6103 ca tử vong [1]. Việt Nam mặc dù có tỉ lệ mắc UTV thấp hơn so với các nước phát triển nhưng tỉ lệ tử vong lại cao hơn do bệnh nhân thường đến viện khám và chẩn đoán muộn (thường ở giai đoạn 2) trong khi ở các nước phát triển thường được chẩn đoán sớm ở giai đoạn 0 hoặc 1. Điều đó cho thấy rằng việc tìm kiếm các phương pháp chẩn đoán sớm, kinh tế, đơn giản và đầy đủ hơn cho ung thư vú ở người Việt Nam là hết sức cần thiết. Mặc dù cơ chế chính xác của ung thư vú vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng đã có rất nhiều yếu tố được xác định có liên quan đến sự hình thành và phát triển của ung thư vú như yếu tố di truyền, tuổi tác, nội tiết, tiền sử sản phụ khoa… Ngoài ra, sự tiếp xúc với các yếu tố môi trường như bức xạ ion hóa, một số chất hóa học… cũng có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư vú [2]. Việc phân tích mối liên quan giữa bệnh và các yếu tố nguy cơ giúp cho các nhà khoa học có thể đưa ra các phương pháp theo dõi hoặc can thiệp sớm với những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Ngoài các yếu tố ngoại cảnh thì yếu tố gen mang những vai trò vô cùng quan trọng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự phá vỡ sợi đôi DNA gây ra bởi bức xạ ion hóa có liên quan tới nguy cơ gia tăng đáng kể về mặt thống kê đối với ung thư vú [3]. Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ tổn thương DNA cao hơn và khả năng sửa chữa DNA thấp hơn ở bệnh nhân ung thư vú [4]. Một số đột biến nghiêm trọng trong các gen sửa chữa DNA được chứng minh là gây ra các rối loạn như Xeroderma sắc tố; tuy nhiên, một loạt các đa hình phổ biến được báo cáo là có liên quan đến các khiếm khuyết nhẹ trong sửa chữa DNA có thể khiến một người phát triển các dạng ung thư khác nhau [5] [6]. Cùng với sự tiến bộ của kĩ thuật sinh học phân tử, các nhà khoa học đã phát hiện ra gen XRCC3 (X-ray repair cross-complementing group 3) mã hóa protein liên quan đến RAD51, tham gia vào việc tái tổ hợp tương đồng (HRR) cho DNA và đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của nhiễm sắc thể và sửa chữa hư hỏng DNA [4]. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đa hình đơn nucleotide (SNP- Single Nucleotide Polymorphism) của XRCC3 có thể làm thay đổi thành phần của protein được mã hóa, do đó có thể ảnh hưởng tới chức năng sửa chữa DNA, từ đó liên quan đến sự tăng hoặc giảm nguy cơ ung thư trong đó có ung thư vú [7 ],[5]. Và như vậy, mối liên quan giữa SNP với nguy cơ sinh ung thư ở các cá thể khác nhau là không giống nhau. Các SNP của XRCC3 liên quan tới ung thư vú được nghiên cứu nhiều hơn cả là SNP C18067T (còn gọi là Thr241Met hay rs861539). Tuy nhiên với SNP rs1799796 tại vị trí intron 5 của gen XRCC3 chưa có nhiều nghiên cứu, và một số nghiên cứu trên các bệnh nhân ung thư vú ở chủng tộc khác nhau lại cho các kết quả khác nhau. |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/812 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
BÙI THỊ HƯƠNG GIANG CH HOA SINH Y HOC.docx Tập tin giới hạn truy cập | 1.16 MB | Microsoft Word XML |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.