Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/810
Title: Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có hơn nửa tỷ người có nguy cơ nhiễm các loại ký sinh trùng truyền qua thức ăn, trong đó bao gồm các loại sán lá truyền qua cá [1] [2]. Các bệnh sán lá truyền qua cá (SLTQC) bao gồm sán lá gan nhỏ (SLGN) và sán lá ruột nhỏ (SLRN). Bệnh có tỷ lệ mắc tương đối cao ở một số quốc gia trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 45 triệu người nhiễm sán lá gan nhỏ, riêng Châu Á có ít nhất 35 triệu người nhiễm loại sán này [1] [2]. Còn bệnh sán lá ruột nhỏ do tương đối giống với sán lá gan nhỏ về tính chất lây truyền và dịch tễ nên cũng có tỷ lệ nhiễm tương tự với sán lá gan nhỏ [5]. Việt Nam là một nước nhiệt đới, diều kiện vệ sinh môi trường còn chưa tốt cùng với tập quán ăn các món chế biến từ cá chưa nấu chín của người dân như: gỏi cá, lẩu cá, tái cá, cá nướng... là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lan truyền của các bệnh SLTQC. Cho đến nay, tại Việt Nam đã xác định có ít nhất 32 tỉnh ghi nhận bệnh nhân nhiễm SLTQC, trong đó 24 tỉnh có sán lá gan nhỏ và 18 tỉnh có sán lá ruột nhỏ lưu hành [5] [6]. Hầu hết các bệnh nhân nhiễm sán lá truyền qua cá giai đoạn đầu đều diễn tiến âm thầm và khó phát hiện nên thường ít được quan tâm, phòng chống. Tuy nhiên nếu nhiễm sán lá gan nhỏ trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng gan, gây nhiễm độc kéo dài và dẫn tới xơ gan, ung thư đường mật... để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm trí đe dọa tính mạng bệnh nhân [7]. Theo một nghiên cứu do nhóm tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 thực hiện cho thấy nước chanh và rượu trong món gỏi cá không có tác dụng ngăn ngừa sự lây truyền của sán lá gan nhỏ. Dưới tác dụng của nước chanh và rượu, ấu trùng sán lá gan nhỏ vẫn có tỷ lệ sống sót và tồn tại khoảng 95% [8]. Nói cách khác, gỏi cá hay các món cá chưa nấu chín chính là thủ phạm gây ra bệnh sán lá gan nhỏ nói riêng và các bệnh SLTQC nói chung. Nó gắn liền với phong tục tập quán ăn uống của nhân dân nhiều địa phương trên cả nước trong đó có vùng hồ Thác Bà thuộc tỉnh Yên Bái. Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất của Việt Nam thuộc địa phận 2 huyện Yên Bình, Lục Yên của tỉnh Yên Bái. Người dân vùng ven hồ sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đời sống người dân còn nhiều khó khăn trong khi họ lại có tập quán ăn gỏi cá từ lâu đời. Ăn gỏi các loài cá nước ngọt đã trở thành một món ăn yêu thích, phổ biến được coi như món ăn đặc sản của địa phương và là thói quen khó bỏ của người dân. Theo nghiên cứu về thực trạng ấu trùng sán lá trên cá tại các tỉnh miền núi phía Bắc của tác giả Bùi Ngọc Thanh đã phát hiện 7/22 loài cá tại vùng hồ Thác Bà có ấu trùng sán lá gan nhỏ và 21/22 loài cá có ấu trùng sán lá ruột nhỏ, có khả năng lây nhiễm cho người với tỷ lệ nhiễm chung là 66,1% [9]. Điều đó cho thấy nguy cơ nhiễm SLTQC của người dân vùng hồ Thác Bà là rất cao. Mặc dù bệnh đã và đang là mối đe dọa nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân nơi đây, song cho đến nay rất ít nghiên cứu đánh giá đầy đủ về tỷ lệ nhiễm SLTQC trên người tại vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái.
Authors: NGUYỄN HỒNG, HẢI
Advisor: TS. Hoàng Đình, Cảnh
PGS.TS. Lê Minh, Giang
Keywords: điều trị ma túy tổng hợp ở bệnh nhân điều trị methadone
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Đại dịch ma túy đã và đang là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế giới và là nguyên nhân chính gây ra đại dịch HIV/AIDS. Đại dịch kép “ma túy và HIV/AIDS” ở Việt Nam gây ảnh hưởng nặng nề đến từng cá nhân, gia đình, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và trật tự, an toàn xã hội của đất nước [1-2]. Tại Việt Nam, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone bắt đầu được nghiên cứu tại Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1996 đến năm 2002. Tính đến tháng12 năm 2017, đã có 294 cơ sở điều trị hoạt động và gần 52.818 bệnh nhân tham gia vào chương trình này [3]. Chương trình Methadone đã đem lại những kết quả đáng khích lệ trong việc giảm số ca nhiễm HIV mới trong nhóm người sử dụng heroin, giảm tỷ lệ sử dụng chất gây nghiện bất hợp pháp và tác động tích cực sức khỏe của bệnh nhân cũng như an ninh xã hội [4]. Mặc dù vậy, những thành công của chương trình đem lại đang đứng trước nguy cơ do vấn nạn sử dụng chất kích thích dạng amphetamine (ATS), đặc biệt là chất kích thích methamphetamine dạng tinh thể (hàng đá) gây ra. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của hành vi dùng ATS trong nhóm người sử dụng ma túy trong thập kỷ vừa qua [5]. Thống kê mới đây nhất cho thấy có tới gần 40% số bệnh nhân đang điều trị methadone sử dụng đá [6]. Việc sử dụng hàng đá trong nhóm người sử dụng ma túy có liên quan tới việc bệnh nhân không tham gia điều trị methadone mặc dù loại hình điều trị này đang được cải thiện tính sẵn có tại cộng đồng [6]. Việc sử dụng ATS làm tăng lên các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV: làm cho người sử dụng có tần suất hoạt động tình dục cao và tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục[7]. Việc sử dụng chất gây nghiện này đồng thời có liên quan tới việc tuân thủ điều trị thuốc kháng virus trong nhóm bệnh nhân dương tính với HIV đang được điều trị và góp phần gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần. Việc thiếu các chiến lược đối phó hiệu quả với tình trạng này tại các cơ sở điều trị methadone đã dẫn đến việc gia tăng số bệnh nhân điều trị methadone bị chấm dứt điều trị theo quy định của pháp luật khi có xét nghiện dương tính với ma túy [8] và chính từ đây làm gián đoạn quá trình điều trị methadone của họ. Liên quan đến các chiến lược hiệu quả trong việc giảm sử dụng hàng đá, phần lớn các nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng Liệu pháp Nhận thức Hành vi (Cognitive Behavioral Therapy - CBT), Quản lý hành vi tích cực (Contingency management - CM), Sàng lọc, Can thiệp ngắn và Chuyển gửi điều trị (Screening, Brief Intervention and Referral to Treatment - SBIRT) và sử dụng tin nhắn điện thoại. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu trên Thế giới, đặc biệt tại Việt Nam liên quan tới việc sử dụng ma túy tổng hợp trong các bệnh nhân đang tham gia điều trị Methadone và mong muốn của bệnh nhân về điều trị ma túy tổng hợp và các yếu tố liên quan. Một số nghiên cứu trên Thế giới chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến hành vi tiêm chích ma túy, sử dụng các chất gây nghiện, hành vi quan hệ tình dục, các đặc điểm cá nhân, xã hội, các yếu tố liên quan đến tâm lý của của người sử dụng ma túy… có liên quan tới mong muốn tham gia điều trị lạm dụng các chất gây nghiện của họ.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/810
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
YTCC - NGUYEN HONG HAI.pdf
  Restricted Access
1.14 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.