Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/808
Title: Một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh liên cầu lợn ở người bệnh được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương
Authors: Nguyễn Thị Ngọc, Hà
Advisor: TS. BS. Tạ Thị Diệu, Ngân
PGS. TS. Đào Thị Minh, An
Keywords: liên cầu lợn
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Liên cầu lợn là bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn, lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với lợn hay các loại chế phẩm từ lợn [1], [2], [3]. Căn nguyên gây bệnh liên cầu lợn là Streptococcus suis, là vi khuẩn bắt màu gram dương, thường cư trú ở đường hô hấp trên, đường tiêu hóa và sinh dục của lợn [1], [3]. Các bệnh cảnh lâm sàng do S. suis gây ra thường rất đa dạng, bao gồm viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc, viêm khớp hoặc viêm nội nhãn [3], [4]. Người bệnh thường gặp các triệu chứng rất nặng có thể gây tử vong như sốc nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu, suy hô hấp, suy đa tạng, hoặc trong trường hợp chữa khỏi nhưng vẫn sẽ để lại các di chứng rất nặng nề [4], [5]. Từ khi ca bệnh S. suis đầu tiên được báo cáo tại Đan Mạch vào năm 1968, tính đến nay, trên thế giới đã báo cáo hàng nghìn ca bệnh tại nhiều nước trên thế giới, trong đó tập trung chủ yếu ở các nước châu Á [4]. Ước tính vào năm 2009, có trên 700 ca bệnh S. suis được báo trên toàn cầu [5]. Đến năm 2013, con số này đã tăng lên 1.600 ca, phần lớn là từ Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan [4]. Tại Trung Quốc, 2 vụ dịch lớn nhất được ghi nhận tại tỉnh Giang Tô năm 1998 và tại tỉnh Tứ Xuyên năm 2005 với con số tử vong lên đến 38 trường hợp [6]. Tại Thái Lan, trong một báo cáo tổng quan hệ thống thực hiện năm 2013, tính đến năm 2012, Thái Lan chiếm tới 36% trong tổng số 1.600 ca bệnh được ghi nhận trên toàn cầu [2]. Tỉ lệ tử vong chung ước tính ở bệnh nhân liên cầu lợn là khoảng 12,8%, trong đó phần lớn các ca tử vong xảy ra trong vòng 24 giờ sau nhập viện [7],[8] [9]. Tại Việt Nam, số lượng các ca bệnh S. suis được ghi nhận đã có sự gia tăng đáng kể qua các năm kể từ 1996. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ghi nhận được được 151 ca bệnh trong giai đoạn từ 1996 đến 2005 và 108 trường hợp viêm màng não do S. suis trong 3 năm từ 2006 đến 2009 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh [10]. Một nghiên cứu khác trên các bệnh nhân nghi ngờ nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương tại 13 bệnh viện tỉnh tại miền Trung và miền Nam đã báo cáo 147 trường hợp nhiễm S. suis [11]. Tại khu vực phía Bắc, ghi nhận tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TW cho thấy có 92 trường hợp được xác định trong năm 2010 [12]. Bệnh cảnh lâm sàng do nhiễm S. suis giữa các vùng miền còn khác nhau, khu vực miền nam chủ yếu báo cáo những ca bệnh viêm màng não do S. suis [13],[14],[15]. Khu vực Miền Bắc một số báo cáo đề cập đến bệnh cảnh nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não và phối hợp cả 2 thể lâm sàng này [16],[17]. Liên cầu lợn phơi nhiễm phần lớn qua đường tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh hoặc ăn các chế phẩm từ lợn không được chế biến kĩ, trong đó tiết canh lợn là hình thức phổ biến tại Việt Nam [18]. Các hình thức phơi nhiễm và đặc điểm dịch tễ khác nhau có thể gây ra các hình thái lâm sàng khác nhau do sự khác biệt về chủng lưu hành cũng như gen độc lực [19]. Các nghiên cứu về S. suis tại Việt Nam chủ yếu thực hiện trên nhóm bệnh nhân viêm màng não, trong khi đó, nhóm bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn lại có bệnh cảnh lâm sàng và nguy cơ tử vong cao hơn. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung cấp thêm các bằng chứng về đặc điểm dịch tễ học, phân bố hình thể lâm sàng, kết quả điều trị và các yếu tố liên quan, từ đó áp dụng các bằng chứng này trong dự phòng và điều trị liên cầu lợn tại Việt Nam.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/808
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Ngoc Ha YTCC.doc
  Restricted Access
2.65 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.