Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/803
Title: | Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng, hộ sinh tại một số khoa, bệnh viện Phụ Sản Trung Ương |
Authors: | Cù Thu, Hường |
Advisor: | PGS.TS. NGÔ VĂN, TOÀN |
Keywords: | vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng, hộ sinh |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | ĐH Y Hà Nội |
Abstract: | Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện và không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. Có nhiều tác nhân gây NKBV như nấm, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng [1]. NKBV là một trong những thách thức và mối quan tâm rất lớn tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy NKBV làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị. Theo thống kê, tỷ lệ NKBV chiếm khoảng 5 - 10% ở các nước phát triển và 15 - 20% ở các nước đang phát triển [2]. Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng NKBV như: môi trường ô nhiễm, bệnh truyền nhiễm, xử lý dụng cụ, các thủ thuật xâm lấn nhưng nhiễm bẩn bàn tay của nhân viên y tế (NVYT) là một mắt xích quan trọng trong dây truyền NKBV. TCYTTG khẳng định “Chăm sóc sạch là chăm sóc an toàn” và “Vệ sinh tay (VST) là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa NKBV”. Đây là giải pháp rẻ tiền nhất, dễ thực hiện và hiệu quả nhất [3]. Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định VST với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế. Một nghiên cứu tại Thụy Sỹ cho thấy: Khi tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT tăng từ 48% lên 66% thì tỷ lệ NKBV giảm từ 16,9% xuống còn 9,9% [4]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2007) cho thấy 97,6% NVYT cho rằng VST làm giảm nguy cơ NKBV ở người bệnh và 96,1% cho rằng việc này sẽ giảm NKBV ở NVYT [5]. Năm 2007, Bộ Y Tế đã ban hành công văn số 7517/BYT- Đtr quy định và hướng dẫn quy trình VST thường quy [6]. Năm 2009, Bộ Y Tế đã ban hành thông tư số 18/2009/TT - BYT hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) tại các cơ sở khám chữa bệnh, trong đó đã quy định thầy thuốc, NVYT, sinh viên – học sinh và người bệnh, người nhà người bệnh khi đến bệnh viện phải VST theo quy định và hướng dẫn của cơ sở khám chữa bệnh [7]. Ngày 28/8/2017, Bộ Y Tế đã ban hành quyết định số 3916/QĐ - BYT về các hướng dẫn KSNK trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong đó có hướng dẫn thực hành VST [8]. Tại các cơ sở khám, chữa bệnh thì điều dưỡng là người có thời gian tiếp xúc với người bệnh nhiều nhất. Phần lớn các hoạt động chăm sóc, trị liệu trên người bệnh đều do điều dưỡng thực hiện. Nếu bàn tay người điều dưỡng mà nhiễm khuẩn thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Bệnh viện Phụ sản Trung ương là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về lĩnh vực Sản phụ khoa. Bệnh viện là tuyến cao nhất có chức năng khám, cấp cứu, điều trị và phòng bệnh, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận hàng nghìn người bệnh đến khám, điều trị và sinh con tại viện…Điều này đồng nghĩa với tần suất chăm sóc và thăm khám đỡ đẻ của điều dưỡng, hộ sinh trên người bệnh rất nhiều, vì vậy khi điều dưỡng, hộ sinh thực hành tốt VSTTQ sẽ làm giảm nguy cơ NKBV. Bệnh viện đã và đang triển khai các chương trình VST theo hướng dẫn của Bộ Y Tế. Tuy nhiên bệnh viện chưa có nghiên cứu nào đánh giá khảo sát về kiến thức và thực hành VST của điều dưỡng, hộ sinh tại bệnh viện |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/803 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
LUAN VAN THAC SI QUAN LY BENH VIEN - CU THU HUONG.doc Restricted Access | 1.36 MB | Microsoft Word |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.