Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/801
Title: Tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận tại bệnh viện Nội Tiết Trung ương năm 2018
Authors: Nguyễn Thúy, Dung
Advisor: TS. BS Nguyễn Trọng, Hưng
. PGS. TS. Trần Thị Phúc, Nguyệt
Keywords: đái tháo đường typ 2 có tổn thương thận
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính có đặc trưng bởi tình trạng tăng nồng độ glucose máu mạn tính cùng với rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, protein, lipid do giảm bài tiết insulin, giảm khả năng hoạt động của insulin hoặc cả hai [1]. Sự gia tăng không ngừng của bệnh ĐTĐ và biến chứng của nó đã khiến công tác phòng ngừa và điều trị trở thành ưu tiên hàng đầu của ngành y tế toàn cầu. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2017 (20 - 79 tuổi) có 425 triệu người đang chung sống với bệnh ĐTĐ với trên 50% số đó chưa được chẩn đoán và điều trị, dự kiến tới năm 2045, con số ĐTĐ sẽ là 629 triệu người và con số này sẽ gia tăng mạnh mẽ tại các nước đang phát triển đặc biệt ở Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Trong đó, có khoảng 90% là bệnh ĐTĐ typ 2, còn lại ĐTĐ typ 1, khi đó chỉ có khoảng 6% người bệnh đạt mục tiêu điều trị [2] Trên thế giới, ĐTĐ typ 2 thường được phát hiện muộn với những biến chứng nặng nề, bệnh đang trở thành dịch bệnh nguy hiểm trên toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển. Các biến chứng mạn của ĐTĐ thường liên quan đến sự tổn thương nội mạc mạch máu qua nhiều cơ chế bệnh. Bệnh thận ĐTĐ là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, là nguyên nhân của bệnh thận mạn trên toàn thế giới và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối ở Hoa Kỳ cũng như các nước Châu Âu, chiếm khoảng 40%. Bệnh thận ĐTĐ làm tăng nguy cơ tim mạch, tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ [3]. Nếu năm 1985 tại Hàn Quốc tỷ lệ đó chiếm khoảng 10% thì năm 2014 đã lên đến 48% [4]. Việt Nam là quốc gia có số người mắc ĐTĐ nhiều nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á với kết quả điều tra STEPwise về các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm do Bộ Y Tế thực hiện năm 2015, ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6% [5]. Đã có một số tác giả nghiên cứu nhiều khía cạnh biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ, tuy vậy chưa có số liệu thống kê chung về tỷ lệ mắc bệnh thận do ĐTĐ trên phạm vi toàn quốc mà chỉ là những quan sát đơn lẻ tại một số địa dư hoặc bệnh viện: Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Tiến Dũng (2013) thấy tỷ lệ biến chứng thận là 41,5% [6]. Trịnh Thị Thái (2013) thấy tỷ lệ này là 32,5%[7]. Dinh dưỡng là phương pháp điều trị cơ bản, quan trọng và cần thiết cho người bệnh ĐTĐ typ 2 ở bất kì loại hình điều trị nào, một chế độ ăn cân đối và hoạt động thể lực hợp lý, điều hòa không những rất hữu ích nhằm kiểm soát đường huyết mà còn ngăn ngừa các biến chứng ĐTĐ, duy trì chất lượng cuộc sống của người bệnh ĐTĐ typ 2. Cũng theo kết quả khảo sát thực hiện Chương trình dinh dưỡng lâm sàng giúp nâng cao chất lượng điều trị QIP trong 6 tháng đầu năm 2017 tại 44 bệnh viện thì tỷ lệ bệnh nhân SDD và có nguy cơ SDD tại các khoa Thận tiết niệu là 44% [8]. Bệnh viện Nội tiết Trung ương (NTTW) là một bệnh viện hàng đầu điều trị bệnh nội tiết và chuyển hóa trong đó có bệnh ĐTĐ typ 2
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/801
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Luận văn Thúy Dung DINH DƯỠNG.doc
  Restricted Access
985.5 kBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.