Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/798
Title: Thực trạng và kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2018
Authors: Nguyễn Thị, Cảnh
Advisor: TS. Trần Quỳnh, Anh
PGS. TS Nguyễn Thị Liên, Hương
Keywords: quản lý chất thải rắn y tế
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất thải y tế (CTYT) nhận được sự quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và các bộ ngành liên quan. Mới đây, thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 quy định về quản lý chất thải y tế được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/4/2016, thay thế cho Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế để phù hợp hơn với tình hình quản lý chất thải y tế trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, các cơ sở Y tế (CSYT) cũng đã thải ra một lượng lớn những chất thải Y tế, đặc biệt chất thải Y tế nguy hại (CTNH), trong đó chất thải rắn (CTR) phát sinh từ hoạt động y tế, cùng với sự gia tăng giường bệnh điều trị, khối lượng CTR có chiều hướng ngày càng gia tăng. Ước tính năm 2015, lượng chất thải rắn y tế (CTRYT) phát sinh là 600 tấn/ngày và năm 2020 sẽ là 800 tấn/ngày. Đối với CTNH, tổng lượng phát sinh khoảng 800 nghìn tấn/năm [1]. Chất thải Y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế (CSYT) bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế có thể gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường sống, sức khỏe con người, đặc biệt với nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân. CTYT lây nhiễm có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu, HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các hình thức như qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc (màng nhầy); qua đường hô hấp (do xông, hít phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải) [2]. Theo báo cáo của Cục Quản lý môi trường Y tế năm 2018, cả nước có 13.664 cơ sở y tế, trong đó có 1.488 bệnh viện; 1.016 cơ sở thuộc hệ dự phòng, 77 cơ sở đào tạo Y, dược và 11.083 trạm Y tế xã [2]. Dưới áp lực từ việc gia tăng dân số, tình hình bệnh tật diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay, việc người dân tiếp cận dịch vụ y tế ngày một nhiều hơn và dễ hàng hơn dẫn đến gia số lượng cơ sở y tế, gia tăng giường bệnh do vậy lượng CTRYT phát sinh sẽ ngày càng lớn hơn và là gánh nặng cho cả ngành Y tế cũng như cho các bộ ngành liên quan. 2 Do đó, thực hiện tốt công tác quản lý CTYT không những góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, bệnh nhân, người chăm sóc cũng như sức khỏe cộng đồng và góp phần bảo vệ môi trường sống. Thực trạng về vấn đề quản lý CTRYT tại bệnh viện các tuyến đặc biệt đối với bệnh viên đa khoa tỉnh và huyện đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm triển khai nghiên cứu [3], [4], [5], [6]. Nhưng các nghiên cứu trước đây, được thực hiện theo hướng dẫn của Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế, chưa đánh giá được thực trạng công tác quản lý CTRYT theo hướng dẫn mới tại thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015. Năm 2018, Trường Đại học Y Hà Nội triển khai đề tài nghiên cứu về “Xây dựng và thử nghiệm quy trình giảm thiểu chất thải rắn y tế” trong hoạt động của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế, nhằm đánh giá việc thực hiện giảm thiểu CTRYT nguy hại tại một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và bệnh viện tư nhân ở 4 tỉnh Thái Nguyên, Nghệ An, Kiên Giang và Hà Nội. Đề tài chỉ rõ thực trạng về QLCTRYT và giảm thiểu CTRYT tại bệnh viện của 4 tỉnh trên và chỉ ra các thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện giảm thiểu CTRYT nguy hại để từ đó đưa ra các khiến nghị và kịp thời đề xuất giải pháp phù hợp cho việc giảm thiểu CTRYT nguy hại tại các CSYT
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/798
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
NGUYỄN THỊ CẢNH ThS YTCC.pdf
  Restricted Access
2.1 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.