Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/795
Title: Thực trạng mắc bệnh bụi phổi silic và một số yếu tố liên quan của người lao động ở một số cơ sở sản xuất tỉnh thái nguyên năm 2018
Authors: Tạ Thị Kim, Nhung
Advisor: TS Nguyễn Ngọc, Anh
Keywords: bụi phổi silic
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Hiện nay, người dân trên toàn thế giới đặc biệt là người dân ở các nước đang phát triển đang phải đối mặt với nguy cơ gia tăng các bệnh đường hô hấp cấp tính và mạn tính do khói, bụi, hơi khí độc phát sinh trong các ngành công nghiệp khác nhau [1],[2]. Ảnh hưởng này đặc biệt nghiêm trọng hơn ở những NLĐ làm việc trực tiếp trong những ngành công nghiệp phát sinh nhiều khói bụi như trong một số ngành nghề phơi nhiễm thạch anh, với bụi xi măng, bụi gỗ, bụi bông, bụi xay xát… tiếp xúc với bụi hô hấp làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp nghề nghiệp ở NLĐ [3],[4],[5],[6],[7],[8]. SiO2 trong MTLĐ là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần gây ra các bệnh hô hấp nguy hiểm cho NLĐ. Cũng như các loại bụi khác, khi hít phải nhiều bụi silic, NLĐ có thể gặp các triệu chứng cơ năng như ho, khạc đờm, khó thở,… và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp cấp và mạn tính như viêm phế quản. Đặc biệt, bụi silic gây xơ hóa phổi tiến triển không hồi phục và tăng nguy cơ nhiễm bệnh lao [9],[10]. Đó là những nguyên nhân gây suy giảm chức năng hô hấp ở NLĐ. Bệnh bụi phổi silic đã tạo ra gánh nặng tài chính rất lớn cho người lao động, gia đình của họ, cũng như sự phát triển kinh tế xã hội. Theo thống kê của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), ước tính mỗi năm có khoảng 2,02 triệu người chết có nguyên nhân từ bệnh nghề nghiệp, con số này tương đương với khoảng 5.500 người chết mỗi ngày [11],[12]. Ở Việt Nam, tính đến năm 2017 đã khám được 30/34 bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên mới chỉ có 10 bệnh được giám định nghề nghiệp, trong đó chủ yếu là các bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh hô hấp nghề nghiệp trong đó chủ yếu là bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp [13]. Luyện kim là một ngành công nghiệp đặc thù ở Thái Nguyên, hầu hết các dây chuyền công nghệ đều cũ và lạc hậu nên NLĐ trong các cơ sở sản xuất phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp, đáng chú ý là các tác động do bụi silic tự do gây ra. Các vấn đề về tình hình bệnh tật liên quan đến bụi silic tự do vẫn đang là mối lo ngại không nhỏ trong NLĐ cũng như các nhà quản lý lao động của địa phương. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, việc nghiên cứu về ảnh hưởng của MTLĐ lên các bệnh hô hấp của NLĐ là khá phổ biến, tuy nhiên với tình trạng mắc bệnh ngày càng gia tăng phức tạp như hiện nay thì việc tiến hành thêm một nghiên cứu để làm rõ ảnh hưởng của MTLĐ phát sinh nhiều bụi silic đến việc gia tăng tình trạng mắc bệnh bụi phổi silic ở NLĐ là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ định hướng cho các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đề ra những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh hô hấp nghề nghiệp cho NLĐ
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/795
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV - NHUNG - YHDP (12-6) sau bv.docx
  Restricted Access
934.1 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.