Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/793
Nhan đề: Tình trạng dinh dưỡng và thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân trước và sau ghép thận tại bệnh viện Bạch Mai năm 2018 - 2019
Tác giả: Vũ Thị, Hà
Người hướng dẫn: TS.BS. Chu Thị, Tuyết
PGS.TS. Trần Thị Phúc, Nguyệt
Từ khoá: nuôi dưỡng bệnh nhân trước và sau ghép thận
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: ĐH Y Hà Nội
Tóm tắt: Bệnh thận mạn (BTM) là tình trạng bệnh lý do nhiều nguyên nhân gây ra, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và tinh thần của người bệnh, là gánh nặng với xã hội. Hiện nay, đang áp dụng hai phương pháp điều trị thay thế thận là lọc máu ngoài thận (gồm: lọc màng bụng, thận nhân tạo chu kỳ) và ghép thận. So với lọc máu ngoài thận, ghép thận là phương pháp duy nhất cải thiện cả chức năng nội tiết và ngoại tiết của thận, làm cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh [1],[2]. Ghép thận là biện pháp điều trị tối ưu cho đa số bệnh nhân bị suy thận giai đoạn cuối, nguy cơ tử vong ở người bệnh ghép thận chỉ bằng một nửa so với người bệnh lọc máu chu kỳ [2]. Cùng với tiến bộ của y học, quy trình kỹ thuật ghép thận ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, thời gian hoạt động của thận ghép và thời gian sống thêm phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm tình trạng dinh dưỡng của người bệnh [3],[4],[5]. Ngoài sự ảnh hưởng của bệnh lý suy thận, người bệnh còn phải trải qua một cuộc phẫu thuật và sau đó là sử dụng lâu dài các thuốc ức chế miễn dịch (ƯCMD), làm tình trạng dinh dưỡng càng bị ảnh hưởng trầm trọng [6]. Có nhiều bằng chứng gợi ý về sự hiện diện của suy dinh dưỡng protein – năng lượng phối hợp với tình trạng viêm ở bệnh nhân suy thận mạn làm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, chậm lành vết thương [7] và có liên quan đến sự gia tăng yếu tố nguy cơ tử vong do tai biến tim mạch ở bệnh nhân lọc máu ngoài thận [8],[9]. Tình trạng dinh dưỡng trước ghép ảnh hưởng đến kết quả sau ghép. Béo phì tại thời điểm ghép có liên quan đến tăng nguy cơ biến chứng thận chậm chức năng, biến chứng phẫu thuật và sự hồi phục sau thiếu máu, làm tăng các nguy cơ mạch vành, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, đái tháo đường [10]. Chế độ ăn hạn chế protein trong giai đoạn sau ghép ổn định có thể làm giảm đáng kể bài tiết protein tiết niệu 24 giờ, sự hạn chế protein trong chế độ ăn không liên quan đến những thay đổi trong protein huyết thanh [11]. Trong nước, đã có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ suy dinh dưỡng của người bệnh BTM hay của người bệnh sau phẫu thuật, nhưng chưa có nhiều các nghiên cứu cụ thể về tình trạng dinh dưỡng của riêng đối tượng người bệnh ghép thận. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Thanh (2011) trên 150 bệnh nhân bệnh thận mạn tính lọc máu chu kỳ cho thấy có 37,3% bệnh nhân thiếu năng lượng trường diễn theo BMI [12]. Sau ghép thận, tỷ lệ thiếu máu của bệnh nhân tăng đáng kể, xuất hiện thêm các trường hợp thiếu máu vừa và nặng, sau ghép một tuần, nồng độ hemoglobin giảm chỉ còn 100,6 ± 10,7 g/l, trong đó có 75,8% thiếu máu vừa và 4,8% thiếu máu nặng [13]. Nhiều nghiên cứu cho thấy, có hiện tượng tăng xuất hiện mới thừa cân và béo phì sau ghép thận [14],[11],[10] do sự kiểm soát kém chế độ ăn sau ghép và các thuốc ƯCMD
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/793
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
vu thi ha ThS DINH DƯỠNG.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
537.77 kBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.