Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/790
Title: | Thực trạng nuôi dưỡng tĩnh mạch và một số kết quả nhân trắc, cận lâm sàng của người bệnh tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2018-2019 |
Keywords: | nuôi dưỡng tĩnh mạch |
Issue Date: | 2019 |
Publisher: | ĐH Y Hà Nội |
Abstract: | Dinh dưỡng tĩnh mạch là một phương pháp đưa các chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, bao gồm glucid, lipid, protein, chất khoáng và vitamin [1]. Việc nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch từ lâu đã trở thành phương pháp hỗ trợ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với những người bệnh có chống chỉ định tuyệt đối hoặc tương đối với việc nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa. Hỗ trợ dinh dưỡng được thực hiện cho người bệnh phẫu thuật và bệnh nặng đã trải qua những tiến bộ đáng kể từ năm 1936 khi Studley chứng minh mối quan hệ trực tiếp giữa giảm cân trước mổ và tử vong sau phẫu thuật. Sự ra đời của dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần đã cho phép các bác sỹ lâm sàng điều trị SDD và cải thiện kết quả của người bệnh phẫu thuật [2]. Các nghiên cứu trước đây đã từng chỉ ra lợi ích của việc nuôi dưỡng tĩnh mạch so với việc kéo dài thời gian nhịn ăn của người bệnh [3]. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ (ASPEN), dinh dưỡng đường tĩnh mạch được chứng minh là có lợi ở người bệnh SDD trung bình đến nặng, trong các đợt cấp tính của bệnh Crohn, rò tiêu hóa, hội chứng ruột ngắn, người bệnh nặng không thể uống bằng đường miệng trong thời gian dài, hoặc viêm tụy hoại tử cấp tính nặng… [4]. Hiệp hội Hồi sức tích cực (SCCM) và ASPEN cho rằng người bệnh bị bệnh nặng nên được hỗ trợ dinh dưỡng tĩnh mạch càng sớm càng tốt, ngay sau khi nhập viện ICU, những người bệnh có nguy cơ dinh dưỡng [5]. Tuy nhiên cũng không ít những bằng chứng khoa học về những bất lợi do dinh dưỡng tĩnh mạch gây ra. Kafazentzos và cộng sự đã thực hiện nuôi dưỡng người bệnh viêm tụy cấp theo cả 2 phương pháp: đường ruột và tĩnh mạch. Theo đó, việc nuôi dưỡng bằng đường ruột được dung nạp tốt mà không có tác dụng phụ đối với người bệnh. Những người bệnh được cho ăn bằng đường ruột ít gặp phải biến chứng hơn và ít có nguy cơ nhiễm trùng hơn so với những người nhận được dinh dưỡng tĩnh mạch. Chi phí hỗ trợ dinh dưỡng tĩnh mạch cao gấp 3 lần ở những người bệnh được nuôi dưỡng đường ruột [6]. Gramlich và cộng sự cũng thực hiện một cuộc nghiên cứu hệ thống để so sánh việc nuôi dưỡng đường ruột và nuôi dưỡng tĩnh mạch. Kết quả là, việc sử dụng dinh dưỡng tiêu hóa tác dụng tốt hơn dinh dưỡng tĩnh mạch, làm giảm đáng kể tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng ở bệnh nặng và có thể ít tốn kém hơn [7]. Các nghiên cứu gần đây tại Việt Nam chủ yếu tìm hiểu về thực trạng nuôi dưỡng người bệnh (bao gồm cả nuôi dưỡng tĩnh mạch và nuôi dưỡng đường tiêu hóa) và lợi ích của việc cho ăn sớm trên những người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thùy Linh…mà chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá thực trạng nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn... Nhằm đánh giá khách quan và chính xác hơn về vấn đề nuôi dưỡng tĩnh mạch |
URI: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/790 |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
LV-PHƯƠNG-DINH DƯỠNG.docx Restricted Access | 960.6 kB | Microsoft Word XML |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.