Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/788
Nhan đề: Tình trạng dinh dưỡng,khẩu phần thực tế của người bệnh suy tim tại bệnh viện tim hà nội năm 2018
Tác giả: Đỗ Bích, Thủy
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Phúc, Nguyệt
Từ khoá: bệnh suy tim tại bệnh viện tim hà nội
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: ĐH Y Hà Nội
Tóm tắt: Suy tim là một mối lo ngại về sức khoẻ cộng đồng quốc tế với tỷ lệ hiện mắc và chi phí y tế trực tiếp tăng lên. Hiện có khoảng 26 triệu người đang bị suy tim trên thế giới [1]. Tại Hoa Kỳ, năm 2012 có 5,7 triệu người bị suy tim chiếm 2,2% dân số. Hàng năm có khoảng 1 triệu trường hợp nhập viện vì suy tim. Tỷ lệ tử vong do suy tim 2011 là 1/9 trường hợp. Tần suất suy tim dự kiến đến năm 2030 sẽ tăng 46%[2]. Tỷ lệ người bệnh sau 5 năm được chẩn đoán suy tim thì có tới 83% người bệnh nhập viện ít nhất 1 lần và có tới 43% ít nhất 4 lần. Ước lượng tỷ lệ tử vong sau 1 và 5 năm là 30% - 50% [3]. Tại Việt Nam, theo thống kê của bộ y tế năm 2014, tỷ lệ mắc và tử vong của các bệnh tim mạch là 10.46% và 21.79 % [4]. Năm nhóm bệnh lý tim mạch nhập viện nhiều nhất lần lượt là nhóm thấp tim và các bệnh van tim do thấp (30,8%), tăng huyết áp (20,4%), rối loạn nhịp tim (20,2%), suy tim 19,8% và nhóm bệnh tim thiếu máu cục bộ (BTTMCB) (18,3%)[5]. Hiện chưa có con số thống kê chính xác nhưng dựa trên tỉ lệ mắc bệnh suy tim của châu Âu (0,4% - 2%) thì ở nước ta có 320.000 - 1,6 triệu người bệnh suy tim cần điều trị. Như vậy, suy tim hiện nay đã trở thành một vấn đề rất cần được sự quan tâm của toàn xã hội. Việc phát hiện sớm để có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời là rất cần thiết để làm chậm lại tiến trình suy tim, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh suy tim đồng thời cũng làm giảm gánh nặng về kinh tế cho gia đình và cho toàn xã hội. Theo tác giả Boagev RC (2010) cho thấy suy dinh dưỡng thường gặp ở người bệnh bị suy tim đang điều trị, chủ yếu ở giai đoạn tiến triển nhất của bệnh, có liên quan với tăng nguy cơ biến chứng và tử vong [6]. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của người bệnh suy tim. Theo nghiên cứu tại bệnh viện chuyên khoa Jimma, Ethiopia cho kết quả: Dựa trên albumin huyết thanh và độ dày nếp gấp da có 77,8% người bệnh suy tim bị suy dinh dưỡng [7]. Phát hiện này cao hơn một nghiên cứu được thực hiện tại Vương quốc Anh bởi Anker, Mancini và cộng sự, cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người bệnh suy tim là 16% (đánh giá giảm cân > 7,5% trong 6 tháng qua) và 24% (dựa trên albumin huyết thanh) [8],[9]. Theo một nghiên cứu khác tại Mỹ trên một nhóm người bệnh suy tim có bệnh cơ tim cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng là khoảng 50% [10]. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc suy dinh dưỡng của người bệnh tại bệnh viện dao động khác nhau tùy theo từng loại bệnh lý, phụ thuộc vào các ngưỡng giá trị của các công cụ đánh giá. Theo các nghiên cứu từ 2010 đến 2015 tại các bệnh viện tuyến tỉnh và một số bệnh viện tuyến Trung ương như Bạch Mai, Chợ Rẫy, bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ suy dinh dưỡng của người bệnh nằm viện khoảng 40% - 50% theo thang đánh giá SGA. Một số trường hợp bệnh lý nặng như người bệnh phẫu thuật gan mật tụy, người bệnh ăn qua sonde dạ dày, tỷ lệ suy dinh dưỡng có thể chiếm tới 70% [11]. Theo nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Bắc (2016) có 24,5% người bệnh tại khoa Nội Tim Mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh bị SDD theo BMI và theo SGA thì tỷ lệ người bệnh có nguy cơ SDD là 28,1% [12]. Bệnh viện Tim Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa Tim mạch trung bình mỗi ngày có từ 7-10 người bệnh nhập viện có chẩn đoán suy tim. Trong khi đó tình trạng dinh dưỡng và chế độ ăn của người bệnh suy tim điều trị nội trú như thế nào vẫn là câu hỏi mở
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/788
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
ĐỖ BÍCH THỦY ThS Dinh dưỡng.doc
  Tập tin giới hạn truy cập
1.49 MBMicrosoft Word


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.