Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/787
Nhan đề: Kiến thức, thực hành và thực trạng về quản lý chất thải rắn y tế và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018
Tác giả: LÊ GIANG, LINH
Người hướng dẫn: PGS.TS VŨ KHẮC, LƯƠNG
TS. TRẦN QUỲNH, ANH
Từ khoá: lý chất thải rắn y tế
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: ĐH Y Hà Nội
Tóm tắt: Chất thải y tế (CTYT) là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn cư trú, phát triển và rất dễ gây ô nhiễm. Theo số liệu báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thành phần chất thải rắn y tế (CTRYT) tại các nước đang phát triển thì lượng CTRYT nguy hại chiếm 22,5% trong phần lớn là chất thải rắn lây nhiễm [1].Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các bệnh viện không chỉ phát triển về quy mô và còn phát triển theo hướng chuyên khoa sâu nên chất thải y tế cũng tăng nhanh về số lượng và phức tạp về thành phần. Nếu không được quản lý, xử lý an toàn sẽ gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê, các cơ sở y tế trên cả nước phát sinh khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn là CTRYT nguy hại [2]. Ước tính đến năm 2020 lượng CTRYT phát sinh sẽ là 800 tấn/ngày, trong đó có từ 10 - 25% là chất thải nguy hại [3], nó chứa các tác nhân vi sinh, chất phóng xạ, hóa chất, các kim loại nặng và các chất độc gây đột biến tế bào là dạng chất thải có thể gây những tác động tiềm tàng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là cán bộ y tế, nhưng người phải tiếp xúc trực tiếp hàng ngày [4]. Tại Việt Nam, nhận thức của cộng đồng nói chung và cán bộ y tế (CBYT) nói riêng về những nguy cơ tiềm ẩn trong chất thải bệnh viện còn kém. Phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải còn thiếu, chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn, chỉ có 53% số bệnh viện sử dụng xe có nắp đậy khi vận chuyển CTYT nguy hại [4]. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy định quản lý CTYT, gần đây nhất là thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT- BYT-BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2015 về quy định quản lý CTYT, áp dụng với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến chất thải y tế trên lãnh thổ Việt Nam [5]. Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Phúc (BVTTVP) được thành lập từ năm 2003 và đi vào hoạt động chính thức tiếp nhận, khám, chữa bệnh cho người bệnh từ năm 2006. Trong năm 2017, bệnh viện đã khám, điều trị cho 12000 lượt người bệnh, trong đó có 11000 người bệnh nằm nội trú. Theo báo cáo của BVTTVP, hiện nay bệnh viện đang tập trung phát triển chuyên môn, nâng cấp cơ sở hạ tầng của các khu điều trị nên trang bị và cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ quản lý CTRYT còn nhiều hạn chế như: Kho lưu giữ chất thải chưa được đảm bảo; các thùng đựng chất thải còn thiếu về màu sắc. Vẫn còn tồn tại tình trạng CBYT chưa thực hiện đúng quy định về quản lý CTRYT như: Phân loại sai, xử lý ban đầu chưa đúng, công việc thu gom, vận chuyển chưa đảm bảo [6]. Quản lý CTRYT tốt sẽ góp phần giảm thiểu được sự lãng phí về kinh tế cho bệnh viện và đồng thời giảm được nguy cơ rủi do cho CBYT liên quan và cho cộng đồng nói chung. Phải chăng kiến thức và thực hành về quản lý CTRYT của cán bộ tại đây còn thiếu hụt nên dẫn tới tình trạng trên
Định danh: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/787
Bộ sưu tập: Luận văn thạc sĩ

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
LUAN VAN THAC SI QUAN LY BENH VIEN - LE GIANG LINH.docx
  Tập tin giới hạn truy cập
432.35 kBMicrosoft Word XML


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.