Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/786
Nhan đề: | Thực trạng quản lý bệnh Đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện Đa khoa Đông Hưng của tỉnh Thái Bình năm 2018 |
Tác giả: | NGUYỄN HỮU, QUÂN |
Người hướng dẫn: | PGS.TS. PHẠM HUY TUẤN, KIỆT |
Từ khoá: | Đái tháo đường týp 2 |
Năm xuất bản: | 2019 |
Nhà xuất bản: | ĐH Y Hà Nội |
Tóm tắt: | Những năm đầu thế kỷ 21, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã dự báo “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hoá, đặc biệt bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ) sẽ là bệnh không lây phát triển nhanh nhất”. Bệnh không lây đang gia tăng nhanh chóng ở các nước có thu nhập cao, nhưng còn nhanh hơn ở một số nước có thu nhập trung bình và thấp [1]. Sự phổ biến toàn cầu của bệnh ĐTĐ, đặc biệt là ĐTĐ týp 2 đang trở thành mối lo ngại lớn đối với tất cả các quốc gia. Gánh nặng bệnh tật do ĐTĐ đang đè nặng lên không chỉ ngành y tế mà còn tác động đến cả nền kinh tế và toàn xã hội. Theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 2015 trên thế giới có hơn 415 triệu người từ 20 - 79 tuổi mắc bệnh ĐTĐ và ước tính sẽ tăng lên 642 triệu người vào năm 2040. Năm 2015, ĐTĐ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến 5 triệu ca tử vong trên toàn cầu. Hàng năm, chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người ĐTĐ chiếm tới 5 - 10% tổng ngân sách y tế của mỗi quốc gia, trong đó chủ yếu cho điều trị biến chứng [2], [3]. Xu hướng bệnh tật ở Việt Nam không nằm ngoài quy luật chung của thế giới. Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển dịch dịch tễ học với gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là bệnh ĐTĐ đang có xu hướng ngày càng tăng lên [4]. Năm 1990, Tạ Văn Bình nghiên cứu tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 1,2% và đã tăng lên 4% vào năm 2001 [5]. Điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cho thấy sau 10 năm (2002 - 2012) tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn quốc đã tăng thêm 200% từ 2,7% lên 5,42% [6]. Mặc dù tình trạng phổ biến và gánh nặng của đái tháo đường là rất lớn, nhưng gần một nửa (46,5%) người mắc đái tháo đường không được chẩn đoán (theo báo cáo của IDF). Hầu hết những trường hợp này là đái tháo đường týp 2. Trong số những người bệnh đái tháo đường được phát hiện, khoảng 50% số người bệnh không được tiếp cận tới điều trị, trong số người được điều trị, có khoảng 50% người bệnh không được điều trị hiệu quả. Trước sự gia tăng về tỷ lệ mắc bệnh và gánh nặng của đái tháo đường, đòi hỏi các bác sĩ phải nắm chắc kiến thức, bao gồm dự phòng, chẩn đoán và điều trị ĐTĐ, để không chỉ quản lý tốt người bệnh mà còn làm giảm tác động về sức khoẻ công cộng của bệnh và các biến chứng của nó đối với xã hội. Thực tế cho thấy hiện nay trong thực hành lâm sàng, nhiều bệnh nhân ĐTĐ vẫn không đạt được mục tiêu điều trị theo như hướng dẫn về đái tháo đường.Điều này đặt ra câu hỏi về kiến thức của các bác sỹ trong điều trị ĐTĐ ở nước ta hiện nay như thế nào? Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Miền Bắc Việt Nam. Hệ thống y tế của Thái Bình cũng có các đặc điểm tương đồng với nhiều địa phương khác, đã sát nhập 4 trung tâm y tế dự phòng tỉnh thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình. Tại tuyến huyện, vẫn còn sự chồng chéo chức năng khi trung tâm y tế dự phòng vẫn tồn tại bên cạnh bệnh viện huyện. Hoạt động phát hiện, điều trị ĐTĐ diễn ra chủ yếu ở bệnh viện, trong khi hệ thống dự phòng vẫn thụ động trong quản lý các bệnh không lây nhiễm, trong đó có ĐTĐ. Câu hỏi đặt ra với Sở Y tế Thái Bình là thực trạng quản lý ĐTĐ ở bệnh viện huyện như thế nào để có cắn cứ tích hợp quản lý bệnh không lây nhiễm giữa hoạt động dự phòng và điều trị |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/786 |
Bộ sưu tập: | Luận văn thạc sĩ |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
Cao hoc QLBV Nguyen Huu Quan.doc Tập tin giới hạn truy cập | 1.59 MB | Microsoft Word |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.