Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/785
Title: Kiến thức, thực hành và yếu tố liên quan đến tiêm an toàn của điều dưỡng viên Trung tâm y tế quận Nam - Bắc Từ Liêm, Hà Nội năm 2018
Authors: DUY THỊ THANH, HUYỀN
Advisor: PGS.TS. Trần Như, Nguyên
Keywords: thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng viên
Issue Date: 2019
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Tiêm là một trong các biện pháp để đưa thuốc, chất dinh dưỡng vào cơ thể nhằm mục đích chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh. Đối với điều trị, tiêm có vai trò đặc biệt quan trọng trong trường hợp cấp cứu người bệnh nặng. Đối với công tác phòng bệnh, chương trình tiêm chủng mở rộng đã tác động và có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc, tử vong đối với 6 bệnh truyền nhiễm ở trẻ em có thể phòng bệnh bằng vắc xin [1]. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trong đó 90% -95% mũi tiêm nhằm mục đích điều trị, chỉ 5%-10% mũi tiêm dành cho dự phòng. Bất cứ một kỹ thuật đâm xuyên da nào, bao gồm cả tiêm đều có nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh qua đường máu như vi rút viêm gan hoặc HIV làm nguy hại đến cuộc sống của con người. Ước tính tình trạng bệnh do tiêm không an toàn gây ra mỗi năm hàng triệu trường hợp viêm gan B, viêm gan C và 260.000 trường hợp nhiễm HIV [1]. Có thể thấy rằng tiêm là một kỹ thuật có vai trò rất quan trọng trong công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, vì thế tiêm không đúng kỹ thuật có thể gây ra những nguy cơ có hại đối với cơ thể con người nói chung và người bệnh nói riêng, đối với nhân viên y tế và cộng đồng. Tại Việt Nam từ những năm 2001, 2002, 2005 và 2008 Bộ Y tế phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam phát động phong trào thực hiện Hướng dẫn tiêm an toàn trong toàn quốc, đồng thời tiến hành những khảo sát thực trạng về tiêm an toàn. Kết quả nghiên cứu cho thấy 55% nhân viên y tế chưa được cập nhật thông tin về tiêm an toàn, lạm dụng thuốc tiêm cao chiếm 71,5%, chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và các thao tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành tiêm như: vệ sinh tay, lạm dụng găng tay, sử dụng panh chưa hợp lý, dùng tay đậy nắp kim tiêm, phân loại và thu gom chất thải y tế sai quy định [5] [6] [9]. Năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn tiêm an toàn tại Quyết định 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng trong thực hành tiêm an toàn, triển khai áp dụng thực hiện thống nhất trong tất cả các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo cán bộ y tế, các cá nhân liên quan [12]. Tại Trung tâm y tế quận Nam - Bắc Từ Liêm, Hà Nội từ trước tới nay chưa tìm thấy có nghiên cứu nào đầy đủ và hệ thống về tiêm an toàn. Là cơ sở y tế tuyến đầu trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, đơn vị đã triển khai thực hiện nội dung Hướng dẫn tiêm an toàn đến toàn bộ điều dưỡng viên. Trên thực tế, kiến thức và thực hành tiêm giữa các điều dưỡng viên chưa đồng đều, hiểu biết về tiêm an toàn còn hạn chế, chưa tuân thủ đầy đủ quy trình tiêm. Đặc biệt hiện nay tiêm an toàn vẫn là vấn đề liên quan đến sức khỏe con người cần được ưu tiên, những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng tiêm an toàn tại đơn vị chưa có nghiên cứu cụ thể.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/785
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LUAN VAN THAC SI - DUY THI THANH HUYEN.doc
  Restricted Access
5.3 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.