Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/681
Title: KHẢO SÁT CÁC CHỨNG TRẠNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH THẬN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN E TỪ THÁNG 9/2017 – 8/2018
Authors: HOÀNG THỊ, TUYẾT
Advisor: TS. Nguyễn Vĩnh, Hưng
TS. Ngô Quỳnh, Hoa
Keywords: bệnh thận mạn tính
Issue Date: 2018
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: “Bệnh thận mạn tính (Chronic Kidney Disease - CKD)” là thuật ngữ bổ sung cho định nghĩa suy thận mạn (Chronic Renal Failure - CRF), lần đầu tiên được sử dụng trong hướng dẫn chẩn đoán của Hội đồng Thận học Quốc gia Mỹ K/DOQI 2002 [1]. Năm 2003, Hội Thận học Quốc tế KDIGO bổ sung thêm tiêu chí người ghép thận như một nhóm CKD [2]. Bởi những chứng cứ liên quan đến khác biệt về tử vong, hướng dẫn mới năm 2012 của KDIGO đã khẳng định CKD là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận kéo dài trên 3 tháng và ảnh hưởng lên sức khỏe người bệnh; đồng thời chia CKD thành 5 giai đoạn (G1, G2, G3a, G3b, G4, G5) dựa vào mức lọc cầu thận, kèm theo bổ sung Albumin niệu vào bảng phân loại nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá tiên lượng và diễn biến bệnh [3]. Bệnh thận mạn tính là gánh nặng của nhiều quốc gia trên thế giới. Năm 2016, phân tích tổng hợp từ 100 nghiên cứu cho thấy tần suất CKD trên toàn cầu là 13,4% [4]. Tại Mỹ, tỷ lệ này là 13% (2007) [5] tăng lên thành 16% (2017) [6],[7]. Khu vực Đông Nam Á, CKD chiếm tỷ lệ cao nhất ở Thái Lan (17,5%) [8], Trung Quốc (10,8%) [9] và Malaysia (9,1%) [10]. Tại Việt Nam, tỷ lệ CKD là 3,4% trên cả nước (2002) [11] đã thay đổi thành 3,1% CRF (2008) [12]; Thừa Thiên Huế 0,92% [13]; Nghệ An (2015) 1,042% [14]. Sự gia tăng nhanh chóng này đã thúc đẩy mục tiêu phát hiện sớm, tầm soát tích cực CKD khi bệnh mới mắc và giảm thiểu số bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối (End Stage Renal Disease - ESRD) trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Biểu hiện lâm sàng của bệnh có thể là trực tiếp hoặc thứ phát [15] và được gọi chung là hội chứng ure máu cao [16]. Trong CKD có tổn thương quan trọng khối lượng nephron, thì chức năng thận còn lại là do các nephron được coi là nguyên vẹn [17] (giữ được chức năng cầu-ống thận ở một mức độ nào đó [18]) đóng góp bởi chúng phải gia tăng về cấu trúc và hoạt động [19]. Do đó, tiến triển bệnh âm thầm, triệu chứng nghèo nàn. Bệnh nhân thường ít quan tâm và suy thận chỉ được phát hiện khi đã ở vào giai đoạn cuối, lâm sàng rầm rộ với phù, khó thở và vô niệu [20]. Gần đây, một số thử nghiệm như SKS (2015) [21], VA (2016) [22], IDEAL (2017) [23], 2 đã chứng minh không có sự khác biệt về nguy cơ tử vong [24] giữa nhóm được can thiệp sớm (mức lọc cầu thận ước đoán (eGFR) từ 10 – 15ml/phút/1,73m2) và nhóm can thiệp muộn (eGFR từ 5 – 7ml/phút/1,73m2) [25], đồng thời với việc các khuyến cáo lâm sàng hướng dẫn xem xét gánh nặng triệu chứng [3],[26] để quyết định thời điểm bệnh nhân buộc phải điều trị thay thế thận (Renal Replacement Therapy - RRT) (thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc, ghép thận [27]), do đó đã hình thành nên những quan điểm khác nhau về việc sử dụng các ước lượng của sự lọc cầu thận như một hướng dẫn chính cho việc bắt đầu chạy thận duy trì
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/681
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
TUYẾT ThS YHCT.pdf
  Restricted Access
2.58 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.