Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/677
Title: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN IIIB TẠI BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG
Authors: NGUYỄN ĐỨC, HẠNH
Advisor: PGS.TS. Nguyễn Văn, Hiếu
Keywords: hóa xạ trị đồng thời ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IIIb
Issue Date: 2018
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Ung thư phổi nguyên phát (UTPNP) hiện vẫn đang là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở cả nam và nữ giới ở trên thế giới cũng như ở Việt nam, chiêm tỷ lệ gần 13% tổng số bệnh nhân ung thư mới và gây tử vong cho khoảng 1,2 triệu người mỗi năm trên toàn cầu [1]. Tại Hoa kỳ số bệnh nhân tử vong do ung thư phổi còn lớn hơn tử suất của các bệnh lý ung thư thường gặp khác là ung thư vú, ung thư trực tràng và ung thư tiền liệt tuyến cộng lại [2]. Tại Việt nam các kết quả ghi nhận ung thư quần thể bước đầu cũng cho thấy UTPNP có suất độ cao ở cả hai giới, ước tính mới năm có hơn 20.000 bệnh nhân UTPNP mới xuất hiện trên cả nước. Đây thực sự là ghánh năng cho ngành y tế và cho cả xã hội, [3]. Ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) chiếm 75 – 80% số bệnh nhân ung thư phổi. Đối với bệnh nhân giai đoạn sớm điều trị phẫu thuật có thể đạt được tỷ lệ sống còn 5 năm đến 40%. Tuy nhiện đáng tiếc là phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, trong đó giai đoạn III chiếm khoảng 35%. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong điều trị nhưng tiên lượng của bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn này vẫn còn rất khiêm tốn với tỷ lệ sống còn 5 năm chỉ từ 10 – 15% [1]. Trong thập niên 1980 xạ trị đơn thuần là phương pháp điều trị được lựa chọn khi bệnh nhân quá chỉ định phẫu thuật, tuy nhiên tỷ lệ sống còn 5 năm thường là dưới 10% [4]. Những thập niên 1990 – 2000 chứng kiến trào lưu tiến hành nhiều nghiên cứu pha III phối hợp hóa xạ trị theo kiểu lần lượt (hóa xạ tri tuần tự) và kiểu cùng lúc (hóa xạ trị đồng thời). Hầu hết các nghiên cứu đều cho kết quả sống còn cải thiện rõ rệt so với xạ trị đơn thuần [5],[6],[7]. Auperin và cộng sự (2010) thực hiện phân tích gộp sáu thử nghiệm lâm sàng khác nhau trên 1205 bệnh nhân UTPKTBN so sánh hóa xạ trị đồng thời và hóa xạ trị tuần tự. Kết quả cho thấy hóa xạ trị đồng thời làm giảm nguy cơ tử vong tương đối đến 16%, tăng tuyệt đối tỷ lệ sống còn sau 3 năm lên 5,7% và tỷ lệ sống còn 5 năm lên đến 4,5% [8]. Vấn đề gây trở ngại cho việc ứng dụng rộng rãi HXTĐT trên lâm sàng chính là độc tính liên quan điều trị, nhất là khi sử dụng thuốc hóa trị thế hệ hai [9].[10]. Với nỗ lực tối ưu hóa hiệu quả của hóa xạ trị đồng thời, gần đây các tác giả tập trung nghiên cứu việc sử dụng các thuốc thế hệ mới (thế hệ 3). Trong xu hướng đó việc phối hợp bộ đôi hóa chất Paclitaxel – Carboplatin cũng được xem là một trong những phác đồ mang tính tham khảo trong các nghiên cứu pha III đa trung tâm ở Mỹ và châu Âu [11],[12]. Tại Nhật Bản Paclitaxel – Carboplatin cũng được xem là một trong những phác đồ mang tính tham khảo trong các nghiên cứu pha III của nhóm Ung thư lồng ngực Tây Nhật Bản
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/677
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LV-DUC HANH- ThS UTHU.doc
  Restricted Access
10.32 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.