Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/634
Title: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI KHUÔN MẶT MỘTNHÓM NGƯỜI DÂN TỘC TÀY 18 - 25 TUỔI Ở LẠNG SƠN NĂM 2017
Authors: BÙI ĐỨC, HẢI
Advisor: TS. LÊ LONG, NGHĨA
Keywords: đặc điểm hình thái khuôn mặt người dân tộc Tày 18-25 tuổi ở tỉnh Lạng Sơn;theo tám chuẩn tân cổ điển.
Issue Date: 2018
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Hình thái giải phẫu cơ thể người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố phức tạp khác nhau. Sinh ra và lớn lên trong các điều kiện địa lý, sinh thái, tập quán sinh hoạt khác nhau, cơ thể con người trong đó đặc biệt là khuôn mặt có những nét khác nhau tạo nên những chủng tộc khác nhau [1], [2]. Để phân tích sự khác nhau về hình thái khuôn mặt, có 3 phương pháp chính đó là: đo trực tiếp trên khuôn mặt, phân tích gián tiếp qua ảnh, phân tích gián tiếp qua phim XQ chụp theo kỹ thuật từ xa. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm nhất định, trong đó phương pháp phân tích gián tiếp qua ảnh được đánh giá là nhanh gọn, thu thập được số lượng mẫu lớn với thời gian ngắn, chi phí thấp…[2]. Trên thế giới đã có rất nghiên cứu nhân trắc bằng phương pháp đo trực tiếp và sử dụng hình ảnh khuôn mặt trên ảnh như Ferruccio Torsello (2010) [3], Farkas L.G. (2002) [4], Farhan Zaib (2009) [5]… Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều mang đậm tính bản sắc, chỉ áp dụng cho chủng tộc nhất định, ở những quốc gia nhất định. Vì vậy các bác sĩ ở nước ta không thể áp dụng kết quả của các công trình khoa học này vào công tác điều trị và nghiên cứu do có sự khác biệt về chủng tộc, dân tộc cũng như quan niệm về thẩm mỹ. Ngày nay nhu cầu thẩm mỹ khuôn mặt và nghiên cứu vẻ đẹp đã trở thành vấn đề cần thiết của xã hội.Một khuôn mặt như thế nào được gọi là hài hoà? Việc bác sỹ chỉnh nha, phẫu thuật tạo hình áp dụng một cách phổ biến, cứng nhắc các tư tưởng của người da trắng để điều trị cho bệnh nhân liệu có lập lại được nét đẹp, nét hài hòa thuần Việt, phù hợp với đa số dân chúng hay không? Hiện nay ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về hình thái khuôn mặt người Việt nhưng tuy nhiên các tác giả thường nghiên cứu trên cả cộng đồng và chủ yếu nghiên cứu trên nhóm đối tượng là người Kinh chứ chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện trên nhóm đối tượng là người dân tộc thiểu số. Theo số liệu thống kê dân số năm 1999 dân tộc Tày có số dân đứng thứ 2 tại Việt Nam. Tuy nhiên những nghiên cứu về khuôn mặt người Tày còn khá ít.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/634
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LUAN VAN THAC SI Y HOC - BUI DUC HAI - RHM.docx
  Restricted Access
16.13 MBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.