Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/548
Title: KẾT QUẢ PHỤC HÌNH TẠM Ở BỆNH NHÂN MẤT RĂNG NHÓM RĂNG TRƯỚC BẰNG COMPOSITE GIA CỐ SỢI
Authors: HÀ HUY, HOÀNG
Advisor: TS. Đàm Ngọc, Trâm
TS. Chu Thị Quỳnh, Hương
Keywords: mất nhóm răng trước được chỉ định phục hình tạm bằng composite gia cố sợi;kết quả của phục hình tạm bằng composite gia cố sợi trong phục hình nhóm răng trước
Issue Date: 2018
Publisher: ĐH Y Hà Nội
Abstract: Con người luôn quan tâm đến vấn đề thẩm mỹ khuôn mặt. Từ khi những chiếc răng mọc lên thì biểu hiện của răng là một phần chìa khóa cho thẩm mỹ khuôn mặt, đặc biệt là răng phía trước. Ngoài ra răng trước còn góp phần không nhỏ vào chức năng phát âm. Răng trước cũng đảm bảo chức năng cắn xé thức ăn, khi mất răng trước sẽ ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và chức năng. Có một số nghiên cứu chỉ ra rằng mất nhóm răng trước có ảnh hưởng nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống so với mất răng sau [1]. Tỷ lệ mất răng trước khoảng 0,13% ở bệnh nhân dưới 20 tuổi và 0,64% ở bệnh nhân trên 30 tuổi. Chủ yếu là mất răng trước hàm trên [2]. Mất răng trước do một số nguyên nhân: Chấn thương, thiếu răng bẩm sinh, sâu răng, nhổ răng chủ động, bệnh lý của tổ chức quanh răng và xương hàm. Chấn thương nhóm răng trước xảy ra phổ biến ở trẻ em khoảng 9-35%. Trong số đó có khoảng 10,9% số trường hợp dẫn đến mất răng [1]. Thiếu răng bẩm sinh khoảng 1,6 - 15,7% [1]. Đặc biệt gặp ở nhóm trẻ có dị tật bẩm sinh khe hở môi, cung hàm, vòm miệng. Cứ khoảng 700 đến 1000 trẻ được sinh ra thì có 1 trẻ mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng [3],[4]. Tỷ lệ thiếu răng ở nhóm này khá lớn khoảng 48% – 77% tùy từng nghiên cứu [5],[6]. Vấn đề đặt ra là bệnh nhân khó có thể chấp nhận tình trạng trống răng trước vì ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và khả năng phát âm gây thiếu tự tin, ngại giao tiếp. Trong khi đó thời điểm ngay sau mất răng thì không thể có ngay một phục hình sau cùng mà chỉ có thể làm một phục hình tạm [7],[8]. Phục hình tạm phải đảm bảo duy trì trong thời gian đợi phục hình sau cùng [9],[10],[11]. Nhiều trường hợp mất răng đòi hỏi duy trì phục hình tạm ở nhóm răng trước kéo dài nhiều tháng đến nhiều năm: Mất răng ở tuổi thiếu niên khớp cắn chưa ổn định, ngay sau cấy ghép implant [10],[11],[12], mất răng do chấn thương có trật khớp răng kế cận cần cố định [13],[14], mất răng ở bệnh nhân bị viêm quanh răng chưa điều trị ổn định [15],[16]. Phục hình tạm có thể là cố định hoặc tháo lắp. Một phục hình tháo lắp là dễ và hiệu quả để lắp vào khoảng mất răng. Loại này tốt trong khoảng thời gian tương đối ngắn, nếu kéo dài thì chân răng kế bên hội tụ vào khoảng phục hình gây khó cấy ghép implant sau này [17]. Phục hình tháo lắp thì tạo cảm giác không thoải mái và đòi hỏi hợp tác cao nên ít được lựa chọn [18],[19],[20],[21]. Vì thế một phục hình tạm cánh dán sử dụng vật liệu composite gia cố sợi là một lựa chọn tuyệt vời đảm bảo duy trì lâu dài cả về thẩm mỹ, chức năng
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/548
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
HÀ HUY HOÀNG THS RHM.doc
  Restricted Access
4.18 MBMicrosoft Word


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.