Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/543
Title: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO PHẾ CẦU TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2015 - 2017
Authors: TRẦN VĂN TOẢN
Advisor: GS.TS. Phạm Nhật An
Issue Date: 1/10/2018
Publisher: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Citation: Viêm màng não do phế cầu là tình trạng bệnh lý gây nên do phế cầu xâm nhập vào màng não với bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là hội chứng nhiễm trùng và hội chứng màng não [1]. Bệnh thường xảy ra tiên phát ở trẻ nhỏ nhưng ở trẻ lớn hơn thường thứ phát sau viêm phổi, viêm tai giữa cấp hoặc mãn tính hoặc sau chấn thương [2] [3] [4] [5]. Việc chẩn đoán xác định bệnh phải dựa vào kết quả chọc dịch não tủy, xét nghiệm tìm được vi khuẩn phế cầu qua soi hay nuôi cấy hoặc tìm thấy kháng nguyên đặc hiệu hoặc cùng các biến đổi sinh hóa, tế bào có xu hướng sinh mủ [1]. Viêm màng não do phế cầu chiếm tỷ lệ khá cao trong các viêm màng não mủ nói chung. Tại Mỹ từ năm 2006 – 2007 viêm màng não do phế cầu chiếm 3,7/100.000 dân [6]; ở Anh điều tra vào tháng 3 năm 1991 tỷ lệ này là 1,0/100.000 dân [41]. Tại Nhật Bản từ năm 2013 - 2015 phế cầu là căn nguyên chiếm 25% VMN do VK [7]; tại bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2007 – 2009 tỷ lệ này là 20,6% [8]. Bệnh diễn biến phức tạp, điều trị khó khăn, tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề về trí tuệ, tinh thần, vận động và là gánh nặng cho gia đình và xã hội [9] [10] [2]. Tỷ lệ tử vong của VMN do phế cầu nói chung là cao hơn so với nhiều viêm màng não do vi khuẩn khác. Tại Mỹ nghiên cứu trong 2 năm từ 2006 – 2007 cho thấy tỷ lệ tử vong của viêm màng não do phế cầu là 14,7% [6]; tại Pháp từ năm 2001 – 2007 tỷ lệ này là 11,4% [11], tại bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2007 – 2009 thì tỷ lệ tử vong của viêm màng não do phế cầu là 14,3% [8]. Như vậy mặc dù trong những năm gần đây, các dịch vụ chăm sóc y tế thay đổi, áp dụng nhiều thành tựu khoa học vào y học, đặc biệt gần đây có áp dụng tiêm phòng vắc xin phế cầu, nhưng do chưa được tuyên truyền rộng rãi cũng như hiểu biết của các bà mẹ chưa nhiều nên tỷ lệ trẻ được tiêm phòng còn thấp, bệnh vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong các viêm màng não do vi khuẩn. Nghiên cứu gần đây tại Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy tỷ lệ viêm màng não do phế cầu chiếm 10,4% trong tổng số bệnh nhi mắc nhiễm trùng thần kinh trung ương và chỉ có 3,4% bệnh nhi được tiêm vắc xin [12]. Việc chẩn đoán sớm viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt việc chẩn đoán xác định sớm căn nguyên vi khuẩn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị [13] [1]. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm màng não do phế cầu ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2015 - 2017 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị viêm màng não do phế cầu trong thời gian điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương
Abstract: Viêm màng não do phế cầu là tình trạng bệnh lý gây nên do phế cầu xâm nhập vào màng não với bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là hội chứng nhiễm trùng và hội chứng màng não [1]. Bệnh thường xảy ra tiên phát ở trẻ nhỏ nhưng ở trẻ lớn hơn thường thứ phát sau viêm phổi, viêm tai giữa cấp hoặc mãn tính hoặc sau chấn thương [2] [3] [4] [5]. Việc chẩn đoán xác định bệnh phải dựa vào kết quả chọc dịch não tủy, xét nghiệm tìm được vi khuẩn phế cầu qua soi hay nuôi cấy hoặc tìm thấy kháng nguyên đặc hiệu hoặc cùng các biến đổi sinh hóa, tế bào có xu hướng sinh mủ [1]. Viêm màng não do phế cầu chiếm tỷ lệ khá cao trong các viêm màng não mủ nói chung. Tại Mỹ từ năm 2006 – 2007 viêm màng não do phế cầu chiếm 3,7/100.000 dân [6]; ở Anh điều tra vào tháng 3 năm 1991 tỷ lệ này là 1,0/100.000 dân [41]. Tại Nhật Bản từ năm 2013 - 2015 phế cầu là căn nguyên chiếm 25% VMN do VK [7]; tại bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2007 – 2009 tỷ lệ này là 20,6% [8]. Bệnh diễn biến phức tạp, điều trị khó khăn, tỷ lệ tử vong cao, di chứng nặng nề về trí tuệ, tinh thần, vận động và là gánh nặng cho gia đình và xã hội [9] [10] [2]. Tỷ lệ tử vong của VMN do phế cầu nói chung là cao hơn so với nhiều viêm màng não do vi khuẩn khác. Tại Mỹ nghiên cứu trong 2 năm từ 2006 – 2007 cho thấy tỷ lệ tử vong của viêm màng não do phế cầu là 14,7% [6]; tại Pháp từ năm 2001 – 2007 tỷ lệ này là 11,4% [11], tại bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 2007 – 2009 thì tỷ lệ tử vong của viêm màng não do phế cầu là 14,3% [8]. Như vậy mặc dù trong những năm gần đây, các dịch vụ chăm sóc y tế thay đổi, áp dụng nhiều thành tựu khoa học vào y học, đặc biệt gần đây có áp dụng tiêm phòng vắc xin phế cầu, nhưng do chưa được tuyên truyền rộng rãi cũng như hiểu biết của các bà mẹ chưa nhiều nên tỷ lệ trẻ được tiêm phòng còn thấp, bệnh vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong các viêm màng não do vi khuẩn. Nghiên cứu gần đây tại Bệnh viện Nhi trung ương cho thấy tỷ lệ viêm màng não do phế cầu chiếm 10,4% trong tổng số bệnh nhi mắc nhiễm trùng thần kinh trung ương và chỉ có 3,4% bệnh nhi được tiêm vắc xin [12]. Việc chẩn đoán sớm viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt việc chẩn đoán xác định sớm căn nguyên vi khuẩn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị [13] [1]. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng của viêm màng não do phế cầu ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương năm 2015 - 2017 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị viêm màng não do phế cầu trong thời gian điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/543
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Tran Van Toan_Nhi khoa.pdf
  Restricted Access
1.56 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.