Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/541
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS.NGUYỄN THỊ VÂN HỒNG | - |
dc.contributor.author | TRẦN THANH QUỲNH | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T10:51:58Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T10:51:58Z | - |
dc.date.issued | 2018-09-10 | - |
dc.identifier.citation | Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đang là vấn đề thời sự trong y học trên toàn thế giới bởi tính phổ biến và những hậu quả mà nó gây ra. Tần suất và tỷ lệ bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng tăng và có khuynh hướng tăng dần. Bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân nếu không phát hiện kịp thời và điều trị triệt để sẽ có thể tiến triển thành ung thư dạ dày. Bệnh lý này thường tiến triển âm thầm từ viêm dạ dày đến viêm teo tuyến, dị sản rồi loạn sản, và cuối cùng là ung thư biểu mô tuyến [1]. Vi khuẩn Helicobacter pylori đã được thừa nhận là một nguyên nhân quan trọng gây viêm dạ dày mạn, loét dạ dày hành tá tràng, u MALT và ung thư dạ dày [2]. Trong đó viêm dạ dày mạn do Helicobacter pylori là nguyên nhân quan trọng nhất gây ung thư dạ dày. Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (International Agency for Research on Cancer) xếp Helicobacter pylori là tác nhân gây ung thư type 1. Vì vậy điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori là cần thiết nhằm giảm tỷ lệ ung thư dạ dày [3]. Năm 1993 một liệu pháp ba thuốc có hiệu quả cao- gồm Omeprazole, Tinidazole và Clarithromycin lần đầu tiên được báo cáo. Ở Châu Á, một báo cáo tổng kết của tác giả Makoto Sasaki và cộng sự tại Nhật Bản năm 2010, tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori khi dùng phác đồ chuẩn trong vòng 12 năm (1997-2008) giảm một cách rõ rệt từ 90,6% đến 80,2%, tiếp tục xuống 76,0% đến 74,8%, tỷ lệ nghịch với kháng thuốc Clarithromycin nguyên phát ngày càng tăng từ 8,7% đến 23,5%, tiếp tục tăng 26,7% đến 34,5% [4]. Sau phác đồ ba thuốc chuẩn, nhiều phác đồ mới ra đời như phác đồ 4 thuốc chứa Bismuth, phác đồ nối tiếp, phác đồ đồng thời. Nhưng việc điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng. Phác đồ 4 thuốc có Bismuth được Maastricht V năm 2016 công nhận là một trong hai phác đồ đầu tay trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở vùng kháng Clarithromycin cao, trong đó có Việt Nam [5]. Tại Việt Nam tình hình đề kháng kháng sinh khá phức tạp do vậy chiến lược lựa chọn phác đồ nào cho bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori còn nhiều tranh cãi và còn ít được nghiên cứu. Chính vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:”Nghiên cứu kết quả tiệt trừ Helicobacter pylori bằng phác đồ 4 thuốc có Bismuth thông qua test thở” với mục tiêu: - Đánh giá hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori của phác đồ 4 thuốc có Bismuth ở bệnh nhân viêm loét dạ dày – hành tá tràng. | vi |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/541 | - |
dc.description.abstract | Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng đang là vấn đề thời sự trong y học trên toàn thế giới bởi tính phổ biến và những hậu quả mà nó gây ra. Tần suất và tỷ lệ bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng tăng và có khuynh hướng tăng dần. Bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân nếu không phát hiện kịp thời và điều trị triệt để sẽ có thể tiến triển thành ung thư dạ dày. Bệnh lý này thường tiến triển âm thầm từ viêm dạ dày đến viêm teo tuyến, dị sản rồi loạn sản, và cuối cùng là ung thư biểu mô tuyến [1]. Vi khuẩn Helicobacter pylori đã được thừa nhận là một nguyên nhân quan trọng gây viêm dạ dày mạn, loét dạ dày hành tá tràng, u MALT và ung thư dạ dày [2]. Trong đó viêm dạ dày mạn do Helicobacter pylori là nguyên nhân quan trọng nhất gây ung thư dạ dày. Cơ quan quốc tế nghiên cứu về ung thư (International Agency for Research on Cancer) xếp Helicobacter pylori là tác nhân gây ung thư type 1. Vì vậy điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori là cần thiết nhằm giảm tỷ lệ ung thư dạ dày [3]. Năm 1993 một liệu pháp ba thuốc có hiệu quả cao- gồm Omeprazole, Tinidazole và Clarithromycin lần đầu tiên được báo cáo. Ở Châu Á, một báo cáo tổng kết của tác giả Makoto Sasaki và cộng sự tại Nhật Bản năm 2010, tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter pylori khi dùng phác đồ chuẩn trong vòng 12 năm (1997-2008) giảm một cách rõ rệt từ 90,6% đến 80,2%, tiếp tục xuống 76,0% đến 74,8%, tỷ lệ nghịch với kháng thuốc Clarithromycin nguyên phát ngày càng tăng từ 8,7% đến 23,5%, tiếp tục tăng 26,7% đến 34,5% [4]. Sau phác đồ ba thuốc chuẩn, nhiều phác đồ mới ra đời như phác đồ 4 thuốc chứa Bismuth, phác đồ nối tiếp, phác đồ đồng thời. Nhưng việc điều trị vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng. Phác đồ 4 thuốc có Bismuth được Maastricht V năm 2016 công nhận là một trong hai phác đồ đầu tay trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở vùng kháng Clarithromycin cao, trong đó có Việt Nam [5]. Tại Việt Nam tình hình đề kháng kháng sinh khá phức tạp do vậy chiến lược lựa chọn phác đồ nào cho bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori còn nhiều tranh cãi và còn ít được nghiên cứu. Chính vì thế chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:”Nghiên cứu kết quả tiệt trừ Helicobacter pylori bằng phác đồ 4 thuốc có Bismuth thông qua test thở” với mục tiêu: - Đánh giá hiệu quả tiệt trừ Helicobacter pylori của phác đồ 4 thuốc có Bismuth ở bệnh nhân viêm loét dạ dày – hành tá tràng. | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. VIÊM DẠ DÀY MẠN TÍNH 3 1.1.1. Đại cương viêm dạ dày mạn 3 1.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ 3 1.1.3. Phân loại 5 1.1.4. Tiến triển viêm dạ dày mạn 9 1.2. Loét dạ dày - hành tá tràng 10 1.2.1. Khái niệm loét dạ dày - hành tá tràng 10 1.2.2. Đặc điểm giải phẫu bệnh lý của ổ loét dạ dày - hành tá tràng 10 1.2.3. Cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày - hành tá tràng 11 1.2.4. Các yếu tố nguy cơ của loét dạ dày – hành tá tràng 13 1.2.5. Nguyên nhân của loét dạ dày - hành tá tràng 15 1.3. HELICOBACTER PYLORI TRONG VIÊM DẠ DÀY MẠN 19 1.3.1. Đặc điểm vi sinh vật của Helicobacter pylori 19 1.3.2. Dịch tễ học nhiễm Helicobacter pylori 21 1.3.3. Sự lây nhiễm Helicobacter pylori 22 1.3.4. Tái nhiễm Helicobacter pylori sau tiệt trừ 23 1.3.5. Cơ chế bệnh sinh của viêm dạ dày mạn do Helicobacter pylori 24 1.3.6. Chẩn đoán 25 1.4. ĐIỀU TRỊ HELICOBACTER PYLORI 27 1.4.1. Các nguyên tắc điều trị 27 1.4.2. Các phác đồ tiệt trừ Helicobacter pylori 28 1.4.3. Tình trạng đề kháng kháng sinh của Helicobacter pylori 29 1.4.4. Chỉ định tiệt trừ Helicobacter pylori. 31 1.4.5. Phác đồ Esomeprazole – Bismuth – Tetracycline – Metronidazole trong tiệt trừ Helicobacter pylori. 32 1.5. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 36 1.5.1. Nghiên cứu trên thế giới phác đồ 4 thuốc có bismuth 36 1.5.2. Nghiên cứu trong nước về phác đồ 4 thuốc có Bismuth 36 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 38 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 38 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 38 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 39 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 39 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 39 2.3.3. Sơ đồ nghiên cứu 40 2.3.4. Phương pháp thu thập số liệu 40 2.4. Các tiêu chuẩn đánh giá 42 2.5. Phân tích và xử lý số liệu 44 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 44 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 45 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NỘI SOI 47 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 47 3.2.2. Đặc điểm tổn thương trên nội soi 48 3.3. HIỆU QUẢ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI 49 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 54 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 54 4.1.1. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân 54 4.1.2 Giới tính 55 4.1.3 Khu vực sinh sống 56 4.1.4 Tiền sử 56 4.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NỘI SOI 57 4.2.1 Đặc điểm lâm sàng 57 4.2.2 Đặc điểm tổn thương nội soi 58 4.3 HIỆU QUẢ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI 59 4.3.1 Kết quả tiệt trừ Helicobacter pylori trước và sau điều trị 59 4.3.2 Liên quan giữa nhóm tuổi và kết quả tiệt trừ Helicobacter pylori. 61 4.3.3 Liên quan giữa giới tính và kết quả tiệt trừ Helicobacter pylori. 62 4.3.4 Liên quan giữa tiền sử điều trị HP và kết quả tiệt trừ Helicobacter pylori. 62 4.3.5. Tỷ lệ tiệt trừ Helicobacter bằng phác đồ 4 có thuốc Bismuth ở nhóm viêm dạ dày và loét hành tá tràng. 64 4.3.6. Đặc điểm của triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị 65 4.3.7. Tác dụng phụ khi sử dụng phác đồ 4 thuốc có Bismuth. 66 KẾT LUẬN 68 KIẾN NGHỊ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi |
dc.title | NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI BẰNG PHÁC ĐỒ 4 THUỐC CÓ BISMUTH THÔNG QUA TEST THỞ | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Tran Thanh Quynh_ Noi Khoa.pdf Restricted Access | 1.85 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.