Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/539
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | PGS.TS. Bùi Văn Giang | - |
dc.contributor.author | TRẦN LÊ SƠN | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T10:48:36Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T10:48:36Z | - |
dc.date.issued | 2018-08-30 | - |
dc.identifier.citation | Hiện nay, ung thư phổi là ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trên toàn thế giới [1]. Theo Globocan 2012, tại Việt Nam ung thư phổi có tỷ lệ mắc đứng hàng thứ nhất và tử vong đứng hàng thứ hai ở nam [2]. Ung thư phổi chia làm 2 nhóm: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, trong đó khoảng 80% là ung thư phổi không tế bào nhỏ [3],[4]. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau trong bệnh lí ung thư phổi: phẫu thuật, xạ trị, hóa chất, điều trị đích, điều trị miễn dịch trong đó phương pháp điều trị đích được phát triển gần đây đem lại nhiều thông tin mới, cần có những đánh giá chính xác, khách quan. Các thuốc điều trị đích thường được sử dụng trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ thuộc nhóm ức chế hoạt tính tyrosin kinase (TKI, tyrosine kinase inhibitors) của thụ thể yếu tố phát triển biểu mô (EGFR, epidermal growth factor receptor). Khoảng 15-50% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến ở exon 18 - 21 của gen EGFR. Các đột biến này tạo ra các protein EGFR có ái lực mạnh với thuốc điều trị đích, do đó bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ mang những đột biến gen EGFR này thường đáp ứng tốt với thuốc điều trị đích. Trong các thử nghiệm lâm sàng lớn, việc điều trị các tác nhân ức chế tyrosine kinase (TKIs) tác động vào thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR) ở những trường hợp có đột biến gen EGFR cho kết quả về sống không tiến triển bệnh (PFS) cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với hóa trị liệu [5],[6]. Việc đánh giá kết quả điều trị một cách chính xác sẽ góp phần quan trọng trong theo dõi, khẳng định kết quả điều trị bệnh cũng như đưa ra các chỉ định hợp lí và tiên lượng bệnh. Các phương pháp PET-CT, cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính, cũng như Xquang ngực có thể được dùng để đánh giá kết quả điều trị. Chỉ định của PET-CT còn là vấn đề bàn cãi ngay cả ở những nước phát triển do giá thành cao. Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp có nhiều ưu điểm với tổn thương ở phổi: nhanh, độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu rõ ở cả vùng khí và vùng nhu mô đặc, đánh giá được hạch trung thất, tổn thương xương... là phương pháp tốt trong đánh giá đáp ứng điều trị của ung thư phổi. Phương pháp đánh giá đáp ứng điều trị dựa vào kích thước khối u vẫn là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Trong quá trình phát triển, có những cách thức đánh giá khác nhau đã được đề xuất, áp dụng và thể hiện được những ưu, nhược điểm. Cách thức đánh giá đáp ứng dựa vào kích thước trên hình ảnh 2D của khối u đặc RECIST (Response Evaluation Criteria In Solid Tumors) hiện vẫn là phương pháp phổ biến. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm cắt lớp vi tính ung thư phổi trước điều trị thuốc ức chế tyrosin kinase và đánh giá đáp ứng theo tiêu chuẩn RECIST 1.1” với mục tiêu nghiên cứu: 1- Mô tả đặc điểm hình ảnh CLVT ung thư phổi không tế bào nhỏ trước điều trị thuốc ức chế tyrosin kinase. 2- Đánh giá đáp ứng điều trị bằng tiêu chuẩn RECIST 1.1. | vi |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/539 | - |
dc.description.abstract | Hiện nay, ung thư phổi là ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất trên toàn thế giới [1]. Theo Globocan 2012, tại Việt Nam ung thư phổi có tỷ lệ mắc đứng hàng thứ nhất và tử vong đứng hàng thứ hai ở nam [2]. Ung thư phổi chia làm 2 nhóm: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, trong đó khoảng 80% là ung thư phổi không tế bào nhỏ [3],[4]. Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau trong bệnh lí ung thư phổi: phẫu thuật, xạ trị, hóa chất, điều trị đích, điều trị miễn dịch trong đó phương pháp điều trị đích được phát triển gần đây đem lại nhiều thông tin mới, cần có những đánh giá chính xác, khách quan. Các thuốc điều trị đích thường được sử dụng trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ thuộc nhóm ức chế hoạt tính tyrosin kinase (TKI, tyrosine kinase inhibitors) của thụ thể yếu tố phát triển biểu mô (EGFR, epidermal growth factor receptor). Khoảng 15-50% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến ở exon 18 - 21 của gen EGFR. Các đột biến này tạo ra các protein EGFR có ái lực mạnh với thuốc điều trị đích, do đó bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ mang những đột biến gen EGFR này thường đáp ứng tốt với thuốc điều trị đích. Trong các thử nghiệm lâm sàng lớn, việc điều trị các tác nhân ức chế tyrosine kinase (TKIs) tác động vào thụ thể yếu tố phát triển biểu bì (EGFR) ở những trường hợp có đột biến gen EGFR cho kết quả về sống không tiến triển bệnh (PFS) cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với hóa trị liệu [5],[6]. Việc đánh giá kết quả điều trị một cách chính xác sẽ góp phần quan trọng trong theo dõi, khẳng định kết quả điều trị bệnh cũng như đưa ra các chỉ định hợp lí và tiên lượng bệnh. Các phương pháp PET-CT, cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính, cũng như Xquang ngực có thể được dùng để đánh giá kết quả điều trị. Chỉ định của PET-CT còn là vấn đề bàn cãi ngay cả ở những nước phát triển do giá thành cao. Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp có nhiều ưu điểm với tổn thương ở phổi: nhanh, độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu rõ ở cả vùng khí và vùng nhu mô đặc, đánh giá được hạch trung thất, tổn thương xương... là phương pháp tốt trong đánh giá đáp ứng điều trị của ung thư phổi. Phương pháp đánh giá đáp ứng điều trị dựa vào kích thước khối u vẫn là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Trong quá trình phát triển, có những cách thức đánh giá khác nhau đã được đề xuất, áp dụng và thể hiện được những ưu, nhược điểm. Cách thức đánh giá đáp ứng dựa vào kích thước trên hình ảnh 2D của khối u đặc RECIST (Response Evaluation Criteria In Solid Tumors) hiện vẫn là phương pháp phổ biến. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Đặc điểm cắt lớp vi tính ung thư phổi trước điều trị thuốc ức chế tyrosin kinase và đánh giá đáp ứng theo tiêu chuẩn RECIST 1.1” với mục tiêu nghiên cứu: 1- Mô tả đặc điểm hình ảnh CLVT ung thư phổi không tế bào nhỏ trước điều trị thuốc ức chế tyrosin kinase. 2- Đánh giá đáp ứng điều trị bằng tiêu chuẩn RECIST 1.1. | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Nhắc lại một số đặc điểm giải phẫu cơ bản của phổi 3 1.1.1. Sự phân chia của cây phế quản 3 1.1.2. Sự phân chia của động mạch phổi 4 1.1.3. Màng phổi 4 1.2. Giải phẫu CLVT lồng ngực 4 1.2.1. Các phân thùy phổi 4 1.2.2. Trung thất 5 1.3. Dịch tễ học ung thư phổi 6 1.4. Phân loại mô bệnh học UTP theo WHO 7 1.5. Vai trò của con đường tín hiệu EGFR trong cơ chế bệnh và điều trị UTP. 8 1.6. Điều trị ung thư phổi 9 1.7. Vai trò chụp CLVT trong chẩn đoán và theo dõi sau điều trị UTP 11 1.7.1. Vai trò chụp CLVT trong chẩn đoán UTP 11 1.7.2. Phân loại giai đoạn ung thư phổi trên cắt lớp vi tính 14 1.7.3. Tiêu chuẩn RECIST 1.1 17 1.8. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam. 22 1.9. Phác đồ điều trị thuốc ức chế Tyrosin kinase đang sử dụng tại bệnh viện K trung ương 25 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 2.2. Đối tượng nghiên cứu 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu 26 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 26 2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu 26 2.4. Nội dung và các biến số nghiên cứu 27 2.4.1. Phương tiện nghiên cứu 27 2.4.2. Các biến số nghiên cứu 27 2.4.3. Các loại sai số có thể có và cách hạn chế sai số 34 2.4.4. Thu thập số liệu 34 2.4.5. Phân tích và xử lý số liệu 34 2.4.6. Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu 34 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 3.1. Đặc điểm hình ảnh CLVT ung thư phổi 35 3.1.1. Vị trí khối u nguyên phát 35 3.1.2. Kích thước khối u 36 3.1.3. Bờ viền và mật độ khối u 36 3.1.4. Đậm độ ngấm thuốc khối u trước và sau tiêm thuốc cản quang 37 3.1.5. Các dấu hiệu hình ảnh khác trên phim CLVT 38 3.1.6. Xâm lấn của khối u 38 3.1.7. Hạch trung thất và rốn phổi 39 3.1.8. Di căn 40 3.1.9. Phân giai đoạn TNM theo AJCC 7 41 3.2. Đánh giá sau điều trị thuốc ức chế tyrosin kinase theo tiêu chuẩn RECIST 1.1 41 3.2.1. Sau 3 đợt điều trị 41 3.2.2. Sau 6 đợt điều trị 43 Chương 4: BÀN LUẬN 45 4.1. Đặc điểm hình ảnh CLVT ung thư phổi 45 4.1.1. Vị trí khối u nguyên phát 45 4.1.2. Kích thước u 46 4.1.3. Đặc điểm mật độ và đường bờ u 46 4.1.4. Đậm độ trước và sau tiêm thuốc cản quang 48 4.1.5. Xâm lấn của khối u 49 4.1.6. Các tổn thương khác kèm theo 51 4.1.7. Đặc điểm hình ảnh hạch trung thất 51 4.1.8. Đặc điểm tổn thương thứ phát 53 4.2. Đánh giá sau điều trị bằng thuốc ức chế tyrosin kinase theo tiêu chuẩn RECIST 1.1. 55 4.2.1. Kết quả sau 3 đợt điều trị 55 4.2.2. Kết quả sau 6 đợt điều trị 56 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi |
dc.title | ĐẶC ĐIỂM CẮT LỚP VI TÍNH UNG THƯ PHỔI TRƯỚC ĐIỀU TRỊ THUỐC ỨC CHẾ TYROSIN KINASE VÀ ĐÁNH GIÁ ĐÁP ỨNG THEO TIÊU CHUẨN RECIST 1.1 | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Tran Le Son_ Chan doan hinh anh.pdf Restricted Access | 7.28 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.