Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/536
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisor1. GS.TS. PHẠM MINH THÔNG, 2. TS. TRẦN ANH TUẤN-
dc.contributor.authorPHẠM THU HÀ-
dc.date.accessioned2019-02-21T10:42:42Z-
dc.date.available2019-02-21T10:42:42Z-
dc.date.issued2018-10-10-
dc.identifier.citationBệnh lý phình động mạch não (PĐMN) xảy ra trong 3-5% dân số thế giới và được định nghĩa là tình trạng tổn thương thành mạch, mất lớp nội mô phía trong và rách lớp áo giữa của thành động mạch [1, 2]. Nguyên nhân chính của phình động mạch não không phải là sự giãn thụ động của các cấu trúc mạch máu mà do ảnh hưởng của các yếu tố như viêm thành mạch và thoái hóa mô, các nguyên nhân khác có thể kể đến như do huyết động, yếu tố di truyền, hormon và yếu tố môi trường...[2]. Biến chứng nguy hiểm nhất của PĐMN là vỡ túi phình, chiếm 5-15% các ca đột quỵ do tai biến mạch máu não [3]. Vỡ phình mạch não là nguyên nhân chính gây xuất huyết dưới nhện (85%), theo đó, các trường hợp bị xuất huyết dưới nhện có tỷ lệ tử vong có thể lên đến 45% trong 30 ngày, và tỷ lệ di chứng không hồi phục lên đến 50% với các bệnh nhân sống [4].Theo nghiên cứu của ISUIA (International Study of Unruptured Intracranial Aneurysms), tỷ lệ tử vong và biến chứng hàng năm do vỡ phình đa dãynói chung khoảng 10%. Mặc dù hiện nay có rất nhiều tiến bộ trong xử trí và điều trị bệnh nhân phình động mạch não, tỷ lệ tử vong và di chứng do vỡ túi phình vẫn cao [5]. Vì thế việc phát hiện sớm phình động mạch não và đánh giá các nguy cơ của vỡ túi phình có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa biến chứng, cũng như giúp lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu. Ngày nay chụp mạch số hoá xoá nền (DSA) vẫn là phương pháp tốt nhất, tin cậy nhất để chẩn đoán, định hướng điều trị phình động mạch não. Tuy nhiên chụp cắt lớp vi tính mạch máu và chụp cộng hưởng từ dựng hình mạch máu là những phương pháp không xâm lấn cũng giúp cho chẩn đoán chính xác vị trí, kích thước, hình dạng của túi phình mạch não [6], [7], [8]. Trong đó chụp cắt lớp vi tính mạch máu là phương pháp có thể chấp nhận để thay thế DSA và có đầy đủ chất lượng cũng như khả năng để xác định sự bất thường giải phẫu của đa giác Willis [9]. Ngoài ra chụp cắt lớp vi tính có thể xác định được những đặc điểm của túi phình mà máy chụp mạch số hoá xoá nền không thể chẩn đoán được hoặc rất khó khăn (huyết khối lòng, mảng vôi hoá thành túi phình, tổn thương nhu mô não lân cận và tình trạng chảy máu...). Nghiên cứu của Rahman và cộng sự [10] đã chỉ ra mối liên quan giữa kích thước của túi phình và kích thước của mạch máu với nguy cơ vỡ túi phình. Một nghiên cứu khác của Rooij và cộng sự [11] đã dựa vào các đánh giá hình ảnh của mạch máu để gián tiếp đánh giá hướng dòng chảy của dòng máu vào túi phình. Sự mất cân xứng của đa giác Willis dẫn đến sự mất cân xứng dòng chảy và là yếu tố quan trọng hình thành nên phình động mạch não [12]. Ngoài ra, đặc điểm bất thường giải phẫu của đa giác Willis cũng là yếu tố nguy cơ cao gây vỡ phình mạch [13]. Từ đó có thể thấy dựa trên việc đánh giá chi tiết hình ảnh giải phẫu có thể giúp các bác sỹ hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh cũng như tiên lượng khả năng biến chứng của các túi phình động mạch não. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải phẫu đa giác Willis của các bệnh nhân phình động mạch não trên máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy tại Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh giải phẫu của đa giác Willis ở bệnh nhân phình động mạch não trên chụp cắt lớp vi tính 128 dãy. 2. Đánh giá mối liên quan giữa biến thể giải phẫu đa giác Willis với phình động mạch não trên cắt lớp vi tính 128 dãy.vi
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/536-
dc.description.abstractBệnh lý phình động mạch não (PĐMN) xảy ra trong 3-5% dân số thế giới và được định nghĩa là tình trạng tổn thương thành mạch, mất lớp nội mô phía trong và rách lớp áo giữa của thành động mạch [1, 2]. Nguyên nhân chính của phình động mạch não không phải là sự giãn thụ động của các cấu trúc mạch máu mà do ảnh hưởng của các yếu tố như viêm thành mạch và thoái hóa mô, các nguyên nhân khác có thể kể đến như do huyết động, yếu tố di truyền, hormon và yếu tố môi trường...[2]. Biến chứng nguy hiểm nhất của PĐMN là vỡ túi phình, chiếm 5-15% các ca đột quỵ do tai biến mạch máu não [3]. Vỡ phình mạch não là nguyên nhân chính gây xuất huyết dưới nhện (85%), theo đó, các trường hợp bị xuất huyết dưới nhện có tỷ lệ tử vong có thể lên đến 45% trong 30 ngày, và tỷ lệ di chứng không hồi phục lên đến 50% với các bệnh nhân sống [4].Theo nghiên cứu của ISUIA (International Study of Unruptured Intracranial Aneurysms), tỷ lệ tử vong và biến chứng hàng năm do vỡ phình đa dãynói chung khoảng 10%. Mặc dù hiện nay có rất nhiều tiến bộ trong xử trí và điều trị bệnh nhân phình động mạch não, tỷ lệ tử vong và di chứng do vỡ túi phình vẫn cao [5]. Vì thế việc phát hiện sớm phình động mạch não và đánh giá các nguy cơ của vỡ túi phình có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa biến chứng, cũng như giúp lựa chọn phương pháp điều trị tối ưu. Ngày nay chụp mạch số hoá xoá nền (DSA) vẫn là phương pháp tốt nhất, tin cậy nhất để chẩn đoán, định hướng điều trị phình động mạch não. Tuy nhiên chụp cắt lớp vi tính mạch máu và chụp cộng hưởng từ dựng hình mạch máu là những phương pháp không xâm lấn cũng giúp cho chẩn đoán chính xác vị trí, kích thước, hình dạng của túi phình mạch não [6], [7], [8]. Trong đó chụp cắt lớp vi tính mạch máu là phương pháp có thể chấp nhận để thay thế DSA và có đầy đủ chất lượng cũng như khả năng để xác định sự bất thường giải phẫu của đa giác Willis [9]. Ngoài ra chụp cắt lớp vi tính có thể xác định được những đặc điểm của túi phình mà máy chụp mạch số hoá xoá nền không thể chẩn đoán được hoặc rất khó khăn (huyết khối lòng, mảng vôi hoá thành túi phình, tổn thương nhu mô não lân cận và tình trạng chảy máu...). Nghiên cứu của Rahman và cộng sự [10] đã chỉ ra mối liên quan giữa kích thước của túi phình và kích thước của mạch máu với nguy cơ vỡ túi phình. Một nghiên cứu khác của Rooij và cộng sự [11] đã dựa vào các đánh giá hình ảnh của mạch máu để gián tiếp đánh giá hướng dòng chảy của dòng máu vào túi phình. Sự mất cân xứng của đa giác Willis dẫn đến sự mất cân xứng dòng chảy và là yếu tố quan trọng hình thành nên phình động mạch não [12]. Ngoài ra, đặc điểm bất thường giải phẫu của đa giác Willis cũng là yếu tố nguy cơ cao gây vỡ phình mạch [13]. Từ đó có thể thấy dựa trên việc đánh giá chi tiết hình ảnh giải phẫu có thể giúp các bác sỹ hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh cũng như tiên lượng khả năng biến chứng của các túi phình động mạch não. Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải phẫu đa giác Willis của các bệnh nhân phình động mạch não trên máy chụp cắt lớp vi tính 128 dãy tại Bệnh viện Bạch Mai” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh giải phẫu của đa giác Willis ở bệnh nhân phình động mạch não trên chụp cắt lớp vi tính 128 dãy. 2. Đánh giá mối liên quan giữa biến thể giải phẫu đa giác Willis với phình động mạch não trên cắt lớp vi tính 128 dãy.vi
dc.description.tableofcontentsMỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1.Đặc điểm giải phẫu tuần hoàn động mạch não 3 1.1.1.Vòng tuần hoàn trước 3 1.1.2.Vòng tuần hoàn sau 4 1.1.3. Giải phẫu bình thường của đa giác Willis 6 1.1.4. Biến thể giải phẫu của đa giác Willis 7 1.1.5. Liên quan giữa biến thể đa giác Willis và phình mạch 17 1.2. Bệnh lý phình động mạch não 18 1.2.1. Dịch tễ học 18 1.2.2. Các yếu tố nguy cơ phình mạch não 18 1.2.3. Hình thái học và cơ chế bệnh sinh của phình động mạch não 18 1.2.4. Chẩn đoán hình ảnh phình động mạch não 20 1.2.5. Các phương pháp điều trị bệnh lý phình mạch não. 24 1.3. Vai trò của biến thể đa giác Willis trong can thiệp mạch não 25 1.3.1. Túi phình ở vị trí gốc động mạch thông 25 1.3.2. Liên qua của biến thể đa giác Willis trong điều trị tắc mạch mang 25 1.3.3. Biến thể đa giác Willis trong điều trị bệnh lý phình động đa dãymột bên khi đi từ bên đối diện 26 1.3.4. Vai trò biển thể đa giác Willis trong xử trí một số biến chứng trong can thiệp. 26 1.4. Lịch sử nghiên cứu về giải phẫu đa giác Willis và liên quan của nó với phình động mạch não 26 1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài 26 1.4.2.Các nghiên cứu trong nước 30 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 2.1. Đối tượng nghiên cứu 32 2.1.1. Mẫu nghiên cứu. 32 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 32 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nhóm nghiên cứu. 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu 33 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 33 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu 33 2.3. Phương tiện nghiên cứu 33 2.3.1. Quy trình nghiên cứu 35 2.3.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 36 2.3.3. Quy trình kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính dựng hình mạch não 36 2.3.4. Kỹ thuật chụp mạch não số hóa xóa nền 38 2.3.5. Cách đo đường kính các mạch máu của đa giác Willis 39 2.3.6. Cách đo túi phình 40 2.4. Các biến số nghiên cứu 41 2.4.1. Các biến số chung 41 2.4.2. Các biến số trên phim chụp CLVT mạch máu 41 2.5. Phân tích và xử lý số liệu 44 2.6. Đạo đức nghiên cứu 45 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 46 3.1.1. Phân bố bệnh nhân nhóm tuổi 46 3.1.2. Phân bố bệnh nhân phình đa dãytheo giới tính 47 3.2. Đặc điểm của phình động mạch nãotrong nhóm nghiên cứu 47 3.2.1. Tỷ lệ phình động đa dãyvỡ theo giới tính trên cắt lớp vi tính 47 3.2.2. Tỷ lệ phình động đa dãyvỡ trên CLVT giữa các nhóm tuổi. 48 3.2.3. Tỷ lệ phình động đa dãyvỡ của nhóm phình tại đa giác Wilis trên cắt lớp vi tinh đa dãy. 48 3.2.4. Phân bố vị trí phình động đa dãytrên cắt lớp vi tính mạch nãođa dãy. 49 3.2.5. So sánh đánh giá chiều cao phình hình túi trên CLVT mạch nãovà DSA. 50 3.3. Đặc điểm của đa giác Willis trong nhóm nghiên cứu. 51 3.3.1. Đường kính trung bình các đoạn động đa dãycủa đa giác Willis trên cắt lớp vi tính mạch nãovà chụp mạch số hóa xóa nền.. 51 3.3.2. Biến thể giải phẫu của đa giác Willis trong nhóm nghiên cứu. 52 3.4. Liên quan giữa biến thể đa giác Willis với phình mạch não. 63 3.4.1. Liên quan giữa biến thể đa giác Willis trên CLVT mạch nãovà phình vỡ 63 3.4.2. Liên quan giữa biến thể đa giác Willis với nhóm phình mạch tại đa giác Willis trên cắt lớp vi tính đa dãy. 63 3.4.3. Liên quan giữa biến thể đa giác Willis ở vòng mạch trước với vị trí phình tại động mạch thông trước 64 3.4.4. Liên quan giữa biến thể tại vòng tuần hoàn sau với vị trí phình tại động mạch thông sau trên chụp mạch số hóa. 64 3.4.5. Giá trị của cắt lớp vi tính mạch nãotrong chẩn đoán thiểu sản động mạch thông trước. 65 3.4.6.Giá trị của cắt lớp vi tính mạch nãotrong chẩn đoán bất sản động mạch thông trước. 65 3.4.7. Giá trị của cắt lớp vi tính mạch nãotrong chẩn đoán bất sản động mạch thông sau phải. 66 3.4.8. Giá trị của cắt lớp vi tính mạch nãotrong chẩn đoán thiểu sản động mạch thông sau phải. 66 3.4.9. Giá trị của cắt lớp vi tính mạch nãotrong chẩn đoán bất sản động mạch thông sau trái. 67 3.7.10. Giá trị của cắt lớp vi tính mạch nãotrong chẩn đoán thiểu sản động mạch thông sau trái. 67 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 68 4.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. 68 4.1.1. Tuổi 68 4.1.2. Giới 70 4.2. Đặc điểm của phình đa dãytrong nhóm nghiên cứu. 70 4.2.1. Đặc điểm hình ảnh của PĐMN 70 4.2.2. Đặc điểm vị trí túi phình 71 4.2.3. Về đặc điểm hình dạng của túi phình. 75 4.3. Đường kính của động đa dãytrên cắt lớp vi tính mạch nãovà chụp mạch số hóa xóa nền. 76 4.3.1. Đường kính trung bình các đông mạch của đa giác Willis. 76 4.4. Biến thể giải phẫu của đa giác Willis trên CLVT mạch máu mạch não và DSA. 79 4.4.1. Biến đổi giải phẫu của các nhánh mạch thành phần trong đa giác Willis trên CLVT 128 dãy 79 4.4.2. Biến đổi giải phẫu của đa giác Willis 81 4.5. Liên quan giữa biến thể đa giác Willis và phình mạch não. 93 4.5.1. Liên quan giữa biến thể và vỡ phình mạch não. 94 4.5.2. Liên quan giữa biến thể và vị trí phình động mạch não. 94 4.5.3. Liên quan giữa biến thể đa giác Willis ở vòng mạch trước của nhóm phình động đa dãytại vị trí ĐM thông trước. 95 4.5.4. Liên quan giữa bất sản hoặc thiểu sản P1 bên đối diện của nhóm có phình động đa dãytại vị trí động mạch thông sau trên CMSHXN 96 4.5.5. Vai trò của việc đánh giá biến thể đa giác Willis trong việc điều trị bệnh nhân PĐMN. 97 KẾT LUẬN 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi
dc.language.isovivi
dc.publisherTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘIvi
dc.titleNGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ĐA GIÁC WILLIS CỦA CÁC BỆNH NHÂN PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO TRÊN MÁY CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 128 DÃY TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAIvi
dc.typeThesisvi
Appears in Collections:Luận văn thạc sĩ

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Pham Thu Ha_Chan doan hinh anh.pdf
  Restricted Access
3.9 MBAdobe PDF Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.