Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5333
Nhan đề: | MÔ HÌNH BỆNH MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU TẠI VIỆN HUYẾT HỌC- TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2022-2023 |
Tác giả: | Vũ Thị Hồng Phúc |
Người hướng dẫn: | TS. Bạch Quốc Khánh |
Năm xuất bản: | 2024 |
Tóm tắt: | Bệnh máu và cơ quan tạo máu thuộc nhóm bệnh phổ biến, đa dạng và phức tạp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và các vùng địa lý khác nhau. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp và sự thay đổi yếu tố khí hậu, môi trường đã khiến cho tỷ lệ người dân mắc các bệnh về máu cũng như cơ quan tạo máu ngày càng tăng. Theo nghiên cứu tại bệnh viện Truyền máu - Huyết học thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1990 đến năm 1992 thì tỷ lệ mắc bệnh về máu ở người lớn là 55,3% trong tổng số các bệnh [1]; theo nghiên cứu tại khoa Nội, bệnh viện Bạch Mai trong 6 năm từ năm 1969 đến 1974 thì tỷ lệ bệnh nhân bị mắc bệnh máu và cơ quan tạo máu chiếm 10% trên tổng số bệnh nhân vào khoa nội điều trị [2], từ năm 1997 đến 1999, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh máu và cơ quan tạo máu đã tăng lên chiếm từ 10,9 đến 11,9%, bệnh máu chỉ đứng sau bệnh tim mạch và tiêu hóa [3]. Đặc biệt, bệnh máu và cơ quan tạo máu xuất hiện ở bệnh nhi với tỷ lệ ngày càng cao [4]. Bệnh máu và cơ quan tạo máu ở người lớn chủ yếu là bệnh lý mắc phải, diễn biến bệnh nặng, nguy cơ tử vong cao, chiếm trên 25% bệnh nhân khoa Nội nói chung [2], đặc biệt trên những bệnh nhân có bệnh nền mạn tính. Ở các cơ sở điều trị khác nhau, tùy theo từng thời điểm, từng giai đoạn, bệnh tật thay đổi mà mô hình bệnh cũng có sự thay đổi. Nghiên cứu mô hình bệnh máu và các yếu tố liên quan có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định công tác quản lý bệnh nhân để có định hướng đúng hơn và sát thực hơn nữa trong việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh máu và cơ quan tạo máu. Đồng thời cũng biết được xu hướng mắc các bệnh máu và cơ quan tạo máu hiện nay để phát triển chuyên ngành phù hợp với tình hình khám, chữa bệnh của Bệnh viện, đáp ứng nhu cầu của người bệnh. Hiểu rõ được tầm quan trọng này, tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu của các tác giả về mô hình bệnh máu và cơ quan tạo máu ở các Trung tâm huyết học lớn trên cả nước như tác giả Trần Thị Minh Hương năm 1999 [3], tác giả Nguyễn Thế Hải năm 2007[5], tác giả Ngô Huy Minh năm 2014[6], tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền năm 2017[7]. Trên đối tượng trẻ em cũng có đề tài nghiên cứu mô hình bệnh máu ở bệnh nhi của tác giả Mai Lan năm 2016[8]. Tại Viện Huyết học truyền máu Trung ương, hàng năm cũng có những báo cáo của phòng Kế hoạch tổng hợp về số lượng bệnh nhân vào, ra trong năm và tỷ lệ các bệnh máu thường găp. Trong những năm gần đây, chuyên ngành Huyết học – Truyền máu trên thế giới cũng như của Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong mọi lĩnh vực, từ chẩn đoán đến điều trị các bệnh về máu. Tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương trong những năm qua cũng đã triển khai áp dụng nhiều kỹ thuật mới trong di truyền sinh học phân tử, miễn dịch, đông cầm máu… là nền tảng cho những phương pháp điều trị mang tính cách mạng như điều trị nhắm đích, ghép tế bào gốc tạo máu, , góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và mang lại nhiều hy vọng cho người bệnh. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Mô hình bệnh máu và cơ quan tạo máu tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương giai đoạn 2022-2023” với 2 mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu sự phân bố các loại bệnh máu và cơ quan tạo máu tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương giai đoạn 2022-2023 (từ 1/2022 đến 6/2023). 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến một số bệnh máu và cơ quan tạo máu thường gặp tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương . |
Định danh: | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5333 |
Bộ sưu tập: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin | Mô tả | Kích thước | Định dạng | |
---|---|---|---|---|
Danh sách bệnh nhân nghiên cứu.docx Tập tin giới hạn truy cập | 16.35 kB | Microsoft Word XML | ||
2024CKIIVUTHIHONGPHUC.docx Tập tin giới hạn truy cập | 717.52 kB | Microsoft Word XML | ||
2024CKIIVUTHIHONGPHUC.pdf Tập tin giới hạn truy cập | 2.45 MB | Adobe PDF | Đăng nhập để xem toàn văn |
Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.