Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5324
Title: Sự cô lập xã hội và một số yếu tố liên quan ở người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Authors: Vũ, Thị Thu Huyền
Advisor: Nguyễn, Thị Thu Hương
Keywords: cô lập xã hội;người cao tuổi;điều dưỡng 2024;Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Issue Date: 2024
Abstract: Tiêu đề: Sự cô lập xã hội và một số yếu tố liên quan ở người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Đặt vấn đề: Già hóa dân số là thách thức lớn cho toàn xã hội. Khi tuổi cao hơn, các mối quan hệ xã hội có thể thay đổi vì nhiều lí do làm cho sự cô lập xã hội đang lan rộng và dẫn đến nhiều hậu quả bất lợi cho người cao tuổi, trong khi đó các nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam còn hạn chế mặc dù tính quan trọng của vấn đề Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích mô tả tình trạng cô lập xã hội ở người cao tuổi và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến cô lập xã hội ở người bệnh cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng: 283 người bệnh từ 60 tuổi trở lên đến khám và điều trị tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2024. Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cô lập xã hội ở người cao tuổi tương đối cao (47,3%), điểm trung bình theo thang đo mạng xã hội Lubben-6 là 11,7 ± 5,0, trong đó 21,2% người cao tuổi có tình trạng cô lập trong mối quan hệ với gia đình và 57,6% người cao tuổi có tình trạng cô lập trong mối quan hệ với bạn bè. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê như: Sống cùng người chăm sóc/sống một mình (OR = 6,76), sinh sống ở khu vực thành thị (OR = 3,07), nghề nghiệp hiện tại ở nhà (OR = 3,60); suy giảm hoạt động chức năng hằng ngày có sử dụng phương tiện, dụng cụ (IADL) (OR = 6,33), suy giảm nhận thức (OR = 4,67), trầm cảm (OR = 2,53). Suy giảm hoạt động chức năng hằng ngày (ADL) có mối liên quan với giảm nguy cơ cô lập xã hội ở người cao tuổi (OR = 0,22). Kết luận: Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tỷ lệ cô lập xã hội cao ở người cao tuổi vì vậy việc đánh giá tình trạng cô lập xã hội và các yếu tố nguy cơ gây ra cô lập xã hội ở người cao tuổi cần được thực hiện thường xuyên tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng nhằm phát hiện và xây dựng các chiến lược hiệu quả nhất nhằm giảm tình trạng cô lập xã hội ở người cao tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi có thể là dữ liệu ban đầu góp phần thúc đẩy và xây dựng các nghiên cứu trong tương lai trong việc đánh giá và phát triển các mô hình can thiệp mới giúp giảm thiểu tình trạng cô lập xã hội ở người cao tuổi.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5324
Appears in Collections:Khóa luận tốt nghiệp đại học



Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.