Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5323
Title: Thực trạng trầm cảm (thang GDS - 15) ở bệnh nhân sa sút trí tuệ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương
Authors: Lê, Thị Thanh Hiền
Advisor: Nguyễn, Văn Phi
Nguyễn, Thành Long
Keywords: trầm cảm;sa sút trí tuệ;trầm cảm trong sa sút trí tuệ
Issue Date: 2/7/2024
Abstract: Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ là rối loạn thần kinh đặc trưng bởi tình trạng suy giảm nhận thức với các triệu chứng ban đầu phổ biến nhất là giảm trí nhớ gần. Song song với tình trạng suy giảm nhận thức có đến 90% người bệnh sa sút trí tuệ còn gặp phải các triệu chứng về hành vi và tâm lý. Trong đó trầm cảm là một trong những triệu chứng phổ biến nhất và nó không chỉ gây giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến người chăm sóc họ. Mục tiêu: (1)Mô tả thực trạng trầm cảm ở người bệnh mắc chứng sa sút trí tuệ tại BV Lão khoa TW.(2) Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh sa sút trí tuệ. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm trên người bệnh sa sút trí tuệ: 40.5%. Trong đó các yếu tố liên quan: tuổi, giới, trình độ học vấn, mức độ suy giảm nhận thức, các bệnh lý mạn tính: đái tháo đường, tăng huyết áp, không có ý cnghĩa thống kê. Bên cạnh đó những bệnh nhân có CLGN kém có tỷ lệ trầm cảm cao 62.2% (p=0.0000<0.05), bệnh nhân có các triệu chứng tâm thần kinh kèm theo: kích động cũng có tỷ lệ trầm cảm cao: 53.8% (p=0.023) và ở những bệnh nhân tập thể dục cho thấy tỷ lệ trầm cảm giảm. Khuyến nghị: những bệnh nhân sa sút trí tuệ khuyến khích tập thể dục giảm các triệu chứng trầm cảm và đối với những bệnh nhân sa sút trí tuệ có CLGN kém/triệu chứng kích động cần phải đánh giá thêm về các triệu chứng cảm xúc.
URI: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5323
Appears in Collections:Khóa luận tốt nghiệp đại học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LÊ THỊ THANH HIỀN-Y4-2053010023-CNĐD.pdf
  Restricted Access
2.14 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read
LÊ THỊ THANH HIỀN-Y4-CNĐD-2020-2024.docx
  Restricted Access
596.09 kBMicrosoft Word XML


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.