Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/528
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | 1. PGS. TS.Nguyễn Đức Anh, 2. TS.Nguyễn Xuân Tịnh | - |
dc.contributor.author | NGUYỄN THÙY TRANG | - |
dc.date.accessioned | 2019-02-21T10:27:04Z | - |
dc.date.available | 2019-02-21T10:27:04Z | - |
dc.date.issued | 2018-10-10 | - |
dc.identifier.citation | Thị giác lập thể là mức độ cao nhất trong ba mức độ của thị giác hai mắt; là khả năng nhận thức hai ảnh từ võng mạc hai mắt và hợp nhất lại tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh có đầy đủ chi tiết cả ba chiều không gian mà thường được gọi là khả năng nhìn hình nổi [1]. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã cho thấy rằng lác cơ năng ở trẻ em là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm thị giác hai mắt trong đó có thị giác lập thể [2],[3]. Sự cải thiện mức độ thị giác hai mắt nhất là thị giác lập thể sau phẫu thuật lác giúp cho sự thẳng trục của mắt được ổn định hơn, tránh nhược thị tiếp diễn và làm tăng chất lượng cuộc sống về lâu dài [4]. Phức hợp điều trị lác cơ năng ở trẻ em bao gồm điều trị nhược thị, phẫu thuật chỉnh lệch trục nhãn cầu và chỉnh thị để củng cố và cải thiện thị giác hai mắt. Mỗi khâu trong phức hợp này đều có vai trò, mục đích nhất định, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng cho thấy việc điều trị lác cho trẻ em mới chỉ dừng ở việc điều trị chỉnh quang, tập nhược thị và phẫu thuật chỉnh lệch trục nhãn cầu. Khâu cuối của phức hợp điều trị là phục hồi và cải thiện thị giác hai mắt chưa được quan tâm đúng mức. Gần đây, một số tác giả trên thế giới đã nghiên cứu về việc phục hồi thị giác lập thể sau phẫu thuật lác cơ năng ở trẻ em. Nghiên cứu năm 2015 của hai nhà khoa học người Hàn Quốc Kyung Tae Kang và Se Youp Lee đã sử dụng bảng Titmus để đo thị giác lập thể cho 44 trẻ lác ngoài luân hồi đã được phẫu thuật lác, độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 8 tuổi, cho kết quả là 57,50 ± 23,01 dây cung [5]. Trước đó vào năm 2008, cũng tại Hàn Quốc, một nhóm các nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng bảng Titmus để đo thị giác lập thể cho 94 trẻ lác ngoài luân hồi chưa phẫu thuật, độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 7 tuổi, cho kết quả là 143,1 ± 207,9 dây cung[5]. Ở Việt Nam, năm 2006 tác giả Trần Huy Đoàn đã nghiên cứu đánh giá tình trạng thị giác hai mắt sau phẫu thuật lác cơ năng người lớn nhưng mới chỉ đánh giá ở mức độ thấp của thị giác hai mắt là đồng thị và hợp thị [3]. Như vậy, thị giác hai mắt nói chung và thị giác lập thể nói riêng là yếu tố quan trọng cần được đánh giá và có biện pháp điều trị thích hợp. Với mong muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thị giác lập thể trước và sau phẫu thuật lác cơ năng ở trẻ em” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá thị giác lập thể trước và sau phẫu thuật lác cơ năng ở trẻ em. 2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi thị giác lập thể sau phẫu thuật lác cơ năng ở trẻ em. | vi |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/528 | - |
dc.description.abstract | Thị giác lập thể là mức độ cao nhất trong ba mức độ của thị giác hai mắt; là khả năng nhận thức hai ảnh từ võng mạc hai mắt và hợp nhất lại tạo thành một hình ảnh hoàn chỉnh có đầy đủ chi tiết cả ba chiều không gian mà thường được gọi là khả năng nhìn hình nổi [1]. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã cho thấy rằng lác cơ năng ở trẻ em là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm thị giác hai mắt trong đó có thị giác lập thể [2],[3]. Sự cải thiện mức độ thị giác hai mắt nhất là thị giác lập thể sau phẫu thuật lác giúp cho sự thẳng trục của mắt được ổn định hơn, tránh nhược thị tiếp diễn và làm tăng chất lượng cuộc sống về lâu dài [4]. Phức hợp điều trị lác cơ năng ở trẻ em bao gồm điều trị nhược thị, phẫu thuật chỉnh lệch trục nhãn cầu và chỉnh thị để củng cố và cải thiện thị giác hai mắt. Mỗi khâu trong phức hợp này đều có vai trò, mục đích nhất định, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng cho thấy việc điều trị lác cho trẻ em mới chỉ dừng ở việc điều trị chỉnh quang, tập nhược thị và phẫu thuật chỉnh lệch trục nhãn cầu. Khâu cuối của phức hợp điều trị là phục hồi và cải thiện thị giác hai mắt chưa được quan tâm đúng mức. Gần đây, một số tác giả trên thế giới đã nghiên cứu về việc phục hồi thị giác lập thể sau phẫu thuật lác cơ năng ở trẻ em. Nghiên cứu năm 2015 của hai nhà khoa học người Hàn Quốc Kyung Tae Kang và Se Youp Lee đã sử dụng bảng Titmus để đo thị giác lập thể cho 44 trẻ lác ngoài luân hồi đã được phẫu thuật lác, độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 8 tuổi, cho kết quả là 57,50 ± 23,01 dây cung [5]. Trước đó vào năm 2008, cũng tại Hàn Quốc, một nhóm các nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng bảng Titmus để đo thị giác lập thể cho 94 trẻ lác ngoài luân hồi chưa phẫu thuật, độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 7 tuổi, cho kết quả là 143,1 ± 207,9 dây cung[5]. Ở Việt Nam, năm 2006 tác giả Trần Huy Đoàn đã nghiên cứu đánh giá tình trạng thị giác hai mắt sau phẫu thuật lác cơ năng người lớn nhưng mới chỉ đánh giá ở mức độ thấp của thị giác hai mắt là đồng thị và hợp thị [3]. Như vậy, thị giác hai mắt nói chung và thị giác lập thể nói riêng là yếu tố quan trọng cần được đánh giá và có biện pháp điều trị thích hợp. Với mong muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thị giác lập thể trước và sau phẫu thuật lác cơ năng ở trẻ em” với hai mục tiêu: 1. Đánh giá thị giác lập thể trước và sau phẫu thuật lác cơ năng ở trẻ em. 2. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi thị giác lập thể sau phẫu thuật lác cơ năng ở trẻ em. | vi |
dc.description.tableofcontents | MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Thị giác hai mắt 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Điều kiện để có thị giác hai mắt 3 1.1.3. Các mức độ của thị giác hai mắt 4 1.1.4. Thời gian phát triển thị giác hai mắt bình thường 4 1.1.5. Sự phát triển thị giác lập thể 5 1.2. Cơ chế hình thành thị giác lập thể 6 1.2.1. Hợp thị cảm thụ 6 1.2.2. Thị giác lập thể 8 1.2.3. Cơ chế của test đo thị giác lập thể 9 1.3. Các phương pháp đo thị giác lập thể 11 1.3.1. Những bảng chấm ngẫu nhiên 11 1.3.2. Những bảng sử dụng kính phân cực 13 1.3.3. Hướng dẫn lựa chọn test thị giác lập thể cho trẻ em 16 1.4. Lác cơ năng ở trẻ em và thị giác hai mắt 16 1.4.1. Định nghĩa lác cơ năng 16 1.4.2. Rối loạn thị giác hai mắt trong bệnh lác 16 1.4.3. Các hình thái lác cơ năng 18 1.4.4. Điều trị lác 19 1.5. Tình hình nghiên cứu về thị giác lập thể và lác cơ năng ở trẻ em 21 1.5.1. Trên thế giới 21 1.5.2. Tại Việt Nam 24 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 25 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 25 2.2. Thiết kế nghiên cứu 25 2.2.1. Chọn cỡ mẫu 25 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu 26 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 26 2.3. Nội dung nghiên cứu 27 2.4. Quy trình đo thị giác lập thể bằng bảng Titmus 28 2.5. Các chỉ số đánh giá 30 2.5.1. Mức độ thị giác lập thể trước và sau phẫu thuật 30 2.5.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phục hồi thị giác lập thể sau phẫu thuật 31 2.6. Phân tích số liệu 32 2.7. Đạo đức nghiên cứu 32 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 33 3.1.1. Giới 33 3.1.2. Tuổi 33 3.1.3. Tuổi xuất hiện lác 34 3.1.4. Tật khúc xạ 35 3.1.5. Độ lác 36 3.1.6. Nhược thị 37 3.1.7. Đồng thị, hợp thị trước và sau mổ 39 3.2. Giá trị thị giác lập thể trước và sau phẫu thuật lác cơ năng trẻ em 39 3.2.1. Chung cho đối tượng nghiên cứu 39 3.2.2. Phân theo hình thái lác 41 3.2.3. Phân theo tính chất lác 42 3.2.4. Phân theo độ lác trước phẫu thuật 43 3.2.5. Phân theo tính ổn định của độ lác 44 3.2.6. Độ lác tồn dư sau mổ 45 3.2.7. Mối liên quan giữa tuổi xuất hiện lác và mức độ thị giác lập thể trước phẫu thuật 45 3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phục hồi thị giác lập thể sau phẫu thuật lác cơ năng trẻ em 46 3.3.1. Tuổi phát hiện lác 46 3.3.2. Thời gian mắc bệnh lác 47 3.3.3. Tuổi được phẫu thuật 47 3.3.4. Hình thái lác 48 3.3.5. Tính chất lác 48 3.3.6. Độ lác 49 3.3.7. Tính ổn định của độ lác 50 3.3.8. Mức độ chênh lệch khúc xạ 50 3.3.9. Nhược thị 51 3.3.8. Chỉnh thị sau mổ 51 Chương 4: BÀN LUẬN 52 4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 52 4.2. Mức độ thị giác lập thể trước và sau phẫu thuật lác cơ năng trẻ em 56 4.2.1. Mức độ thị giác lập thể chung cho đối tượng nghiên cứu 56 4.2.2. Mức độ thị giác lập thể ở từng hình thái lác 57 4.2.3. Mức độ thị giác lập thểcủa từng tính chất lác 59 4.2.4. Mức độ thị giác lập thể phân theo độ lác trước phẫu thuật 60 4.2.5. Mức độ thị giác lập thể và tính ổn định của lác 60 4.2.6. Mức độ thị giác lập thể và độ lác tồn dư sau mổ 60 4.2.7. Mối liên quan giữa tuổi xuất hiện lác và mức độ thị giác lập thể: 61 4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phục hồi thị giác lập thể sau phẫu thuật lác cơ năng trẻ em 61 4.3.1. Tuổi xuất hiện lác 61 4.3.2. Thời gian mắc bệnh lác 62 4.3.3. Tuổi được phẫu thuật 63 4.3.4. Hình thái lác 65 4.3.4. Độ lác trước phẫu thuật và tính chất lác 66 4.3.5. Tính ổn định của độ lác 66 4.3.6. Độ lác tồn dư sau mổ 67 4.3.7. Lệch khúc xạ 68 4.3.8. Nhược thị 69 4.3.9. Chỉnh thị sau mổ 70 4.4. Nhận xét về việc sử dụng bảng Titmus để đánh giá mức độ thị giác lập thể trên lâm sàng 71 KẾT LUẬN 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi |
dc.language.iso | vi | vi |
dc.publisher | TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI | vi |
dc.title | ĐÁNH GIÁ THỊ GIÁC LẬP THỂ TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT LÁC CƠ NĂNG Ở TRẺ EM | vi |
dc.type | Thesis | vi |
Appears in Collections: | Luận văn thạc sĩ |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
Nguyen Thuy Trang_Nhan khoa.pdf Restricted Access | 1.8 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.