Please use this identifier to cite or link to this item: http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5261
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorNguyễn, Công Tấn-
dc.contributor.authorVõ, Chí Tuyến-
dc.date.accessioned2024-06-17T15:32:25Z-
dc.date.available2024-06-17T15:32:25Z-
dc.date.issued2024-06-09-
dc.identifier.urihttp://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5261-
dc.description.abstractViêm tụy cấp là một bệnh lý tổn thương cấp tính của nhu mô tụy. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến phức tạp với nhiều bệnh cảnh lâm sàng đa dạng. Trên thế giới và ở Việt Nam, VTC vẫn là một trong những bệnh cảnh được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu về bệnh lý tiêu hóa cần phải nhập viện. Đặc biệt, bệnh có diễn biến lâm sàng phức tạp, có thể chuyển từ VTC thể phù đến VTC thể nặng có hoại tử nhu mô tụy gây ra các biến chứng nặng nề trong đó nguy hiểm nhất là biến chứng suy đa tạng, làm tăng nguy cơ tử vong lên tới 20-30%. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng VTC có xu hướng gia tăng theo thời gian, đặc biệt do gia tăng tỷ lệ béo phì và sỏi túi mật. Hàng năm, ở Mỹ có khoảng 250.000 trường hợp nhập viện vì VTC, trong khi đó ở Việt Nam, mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng tỷ lệ VTC đang có xu hướng ngày càng gia tăng 1,2. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học trong y học, viêm tụy cấp ngày càng được tìm hiểu rõ ràng hơn về bệnh cảnh lâm sàng cũng như về cơ chế của các nguyên nhân gây bệnh. Đặc biệt viêm tụy cấp có tăng TG trước đây thường không được chú ý tới, thường chỉ phát hiện khi không tìm được các nguyên nhân khác hoặc tình cờ phát hiện trên xét nghiệm. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì, tỷ lệ viêm tụy cấp có tăng triglyceride ngày càng tăng và trở thành một trong 3 nguyên nhân hàng đầu gây viêm tụy cấp chỉ đứng sau sỏi mật và do rượu. Chính vì thế hiện nay, VTC có tăng TG đã được nghiên cứu chuyên sâu hơn 3. Điều trị viêm tụy cấp nói chung và điều trị viêm tụy cấp có tăng triglyceride nói riêng là một quá trình phối hợp nhiều biện pháp hồi sức cấp cứu giúp làm giảm các triệu chứng lâm sàng, hạn chế các biến chứng, chấm dứt vòng xoắn bệnh lý và can thiệp nguyên nhân như nội soi người dòng lấy sỏi, các biện pháp hỗ trợ điều trị, các biện pháp hồi sức: bù dịch, lọc máu liên tục (CVVH), thay thế huyết tương (PEX) … Liệu pháp truyền glucose và insulin là một trong những lựa chọn trong phác đồ điều trị viêm tụy cấp có tăng triglyceride, đặc biệt ở các đơn vị hồi sức chưa thực hiện được PEX thì liệu pháp truyền insulin được sử dụng như là biện pháp cứu cánh để giảm triglyceride máu ở bệnh nhân VTC và chi phí rẻ hơn nhiều so với PEX. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, các tác giả kết luận rằng dùng insulin trong điều trị viêm tụy cấp có tăng triglyceride có hiệu quả trong cải thiện tình trạng viêm tụy, kiểm soát tốt triglyceride máu. Đồng thời, truyền insulin là liệu pháp an toàn, rẻ tiền và sẵn có hơn so với phương pháp điều trị bằng lọc huyết tương trong điều trị viêm tụy cấp có tăng triglyceride 4,5. Tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, chúng tôi đã áp dụng liệu pháp truyền insulin điều trị viêm tụy cấp có tăng triglycerid từ tháng 1 năm 2022. Tính đến tháng 2 năm 2023 đã có khoảng 20 bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp insulin. Kết quả ban đầu cho thấy đa số bệnh nhân tiến triển tốt sau điều trị, ít biến chứng, cho kết quả tích cực. Do đó, để làm rõ kết quả của phương pháp này từ đó đưa ra những khuyến cáo khoa học thuyết phục, hoàn thiện hơn phác đồ để áp dụng thường quy trong thực tế lâm sàng tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả của biện pháp truyền Insulin trong điều trị viêm tụy cấp có tăng Triglycerid” với mục tiêu sau: Nhận xét kết quả của biện pháp truyền Insulin trong điều trị viêm tụy cấp có tăng Triglycerid. Nghiên cứu được tóm sắt như sau: Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang, can thiệp không đối chứng và có theo dõi dọc, so sánh trước-sau trên đối tượng là 32 bệnh nhân suy viêm tuỵ cấp có tăng triglyceride tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, sử dụng phương pháp thu thập số liệu tiến cứu trong thời gian từ tháng 02/2023 đến tháng 3/2024. Kết quả: Nồng độ triglyceride máu giảm theo thời gian điều trị, sau 3 ngày đã có 24/32 bệnh nhân có TG < 5,6 mmol/L. Các triệu chứng lâm sàng của viêm tuỵ cấp cải thiện rõ rệt sau trung bình từ 2-4 ngày. Các thang điểm đánh giá mức độ nặng (SOFA, áp lực ổ bụng) giảm đáng kể sau 1 ngày điều trị (p<0,05). Kết quả ra viện có 30/32 bệnh nhân khỏi (93,8%), có 2/32 bệnh nhân chuyến tuyến trên (6,2%) có suy đa tạng. Có 10/32 bệnh nhân (31,2%) gặp biến chứng hạ kali máu ở mức độ trung bình và nhẹ. Có 5/32 bệnh nhân (15,6%) hạ đường huyết ở mức 1. Kết luận: Liệu pháp truyền insulin điều trị bệnh nhân viêm tuỵ cấp có tăng triglyceride ở mức độ nhẹ và trung bình cho kết quả tốt, giúp cải thiện nhanh tình trạng tăng TG. Liệu pháp tương đối an toàn, xuất hiện ít biến chứng ở mức độ nhẹ, trung bình.vi_VN
dc.description.tableofcontentsĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Tổng quan về triglyceride và rối loạn chuyển hóa Triglyceride 3 1.1.1. Triglyceride 3 1.1.2. Rối loạn chuyển hóa triglyceride 4 1.2. Tổng quan viêm tụy cấp 7 1.2.1. Nguyên nhân viêm tụy cấp 7 1.2.2. Cơ chế bệnh sinh của viêm tụy cấp 7 1.2.3. Cơ chế bệnh sinh của VTC có tăng triglyceride 9 1.3. Chẩn đoán VTC có tăng triglyceride 11 1.3.1. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng 11 1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng 12 1.3.3. Chẩn đoán xác định 13 1.3.4. Biến chứng VTC 14 1.3.5. Chẩn đoán thể bệnh và mức độ nặng VTC 14 1.4. Điều trị VTC có tăng triglyceride máu 17 1.4.1. Điều trị chung cho VTC 17 1.4.2. Điều trị tăng triglyceride máu 19 1.5. Tổng quan về liệu pháp sử dụng insulin 20 1.5.1. Nguyên lý và quy trình áp dụng liệu pháp truyền insulin và glucose 20 1.5.2. Biến chứng của nghiệm pháp truyền glucose và insulin 23 1.5.3. Các nghiên cứu điều trị viêm tụy cấp có tăng triglyceride bằng insulin. 23 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nghiên cứu 26 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 26 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu 27 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 27 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 27 2.3. Quy trình nghiên cứu và thu thập số liệu 27 2.4. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu 30 2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 31 2.5.1. Kỹ thuật thu thập số liệu 31 2.5.2. Công cụ và phương tiện thu thập số liệu 31 2.6. Các thước đo, tiêu chuẩn đánh giá 32 2.6.1. Một số thước đo, tiêu chí đánh giá chung 32 2.6.2. Tiêu chí đánh giá kết quả 33 2.7. Quản lý và xử lý số liệu 35 2.7.1. Quản lý số liệu 35 2.7.2. Phân tích số liệu 35 2.8. Đạo đức nghiên cứu 35 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu 37 3.1.1. Tuổi, giới 37 3.1.2. Thói quen và tiền sử bệnh 38 3.2. Kết quả điều trị viêm tụy cấp có tăng Triglycerid 41 3.2.1. Phương pháp điều trị 41 3.3.2. Kết quả điều trị theo diễn biến lâm sàng 43 3.3.3. Kết quả điều trị theo diễn biến cận lâm sàng 44 3.3.4. Kết quả điều trị chung và biến chứng 47 Chương 4: BÀN LUẬN 49 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 49 4.2. Kết quả điều trị 55 KẾT LUẬN 70 KHUYẾN NGHỊ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 2: THANG ĐIỂM MARSHALL PHỤ LỤC 3: BẢNG ĐIỂM SOFA PHỤ LỤC 4: BẢNG ĐIỂM APACHE II PHỤ LỤC 5: Phác đồ điều trị VTC có tăng TG tại Bệnh viện ĐKTP Vinhvi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.subjectviêm tuỵ cấpvi_VN
dc.titleKết quả của biện pháp truyền Insulin trong điều trị viêm tụy cấp có tăng Triglyceridvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Luận văn chuyên khoa 2

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
2024CK2VoChiTuyen.docx
  Restricted Access
2.8 MBMicrosoft Word XML
2024CK2VoChiTuyen.pdf
  Restricted Access
1.75 MBAdobe PDFbook.png
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.