Please use this identifier to cite or link to this item:
http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5257
Full metadata record
DC Field | Value | Language |
---|---|---|
dc.contributor.advisor | Hà Trần, Hưng | - |
dc.contributor.author | Nguyễn Viết, Cường | - |
dc.date.accessioned | 2024-06-11T09:49:36Z | - |
dc.date.available | 2024-06-11T09:49:36Z | - |
dc.date.issued | 2024-06-11 | - |
dc.identifier.uri | http://dulieuso.hmu.edu.vn/handle/hmu/5257 | - |
dc.description.abstract | Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là viêm phổi xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh được đặt ống nội khí quản và thở máy 1. VPLQTM là loại viêm phổi bệnh viện nặng nhất và thường gặp nhất, đặc biệt gặp nhiều ở khoa cấp cứu - hồi sức tích cực, xảy ra trên những bệnh nhân thở máy trong quá trình điều trị. VPLQTM là biến chứng thường gặp, chiếm từ 25 - 50% số bệnh nhân thở máy và từ 10 - 25% trên tổng số bệnh nhân nhập viện 1,2. Tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 – 2015: tỉ lệ VPLQTM tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy và bệnh viện Nhân dân Gia Định là 30,0 - 55,3% 3–5. Thở máy là một trong những kỹ thuật quan trọng không thể thiếu trong hồi sức cấp cứu. Mặc dù, nhiều phác đồ, quy trình đã được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng VPLQTM, tuy nhiên tình trạng bệnh lý này vẫn là một trong những gánh nặng lớn trong điều trị bệnh nhân hồi sức cấp cứu. Theo nghiên cứu của Jean Chastre và Jean Yves Fagon tại các bệnh viện Châu Âu thì VPLQTM chiếm tỷ lệ 19,8 - 48%, tỷ lệ tử vong 24 - 50%, có nơi lên đến 76%. VPLQTM là nguyên nhân làm kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong. Căn nguyên vi khuẩn gây VPLQTM chủ yếu là các chủng gram âm kháng thuốc. Hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn đa kháng như Acinetobacter baumannii kháng hầu hết kháng sinh, và các loại vi khuẩn đa kháng khác như Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli và Staphylococcus aureus… Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị tuyến cuối của tỉnh, nơi tập trung nhiều bệnh nhân nặng yêu cầu hỗ trợ bằng thở máy qua nội khí quản, tần suất xuất hiện các tác nhân vi khuẩn ngày càng tăng và tình hình đề kháng kháng sinh ngày càng phức tạp nên việc kiểm soát tình hình VPLQTM có ý nghĩa rất quan trong trong việc nâng cao hiệu quả chăm sóc và điều trị bệnh nhân. Tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh năm 2017- 2018 tỷ lệ VPLQTM là 41,8%, tương đối cao so với mặt bằng chung ở Việt Nam. Căn nguyên gây VPLQTM thường là các chủng vi khuẩn gram âm đa kháng thuốc, thay đổi theo thời gian. Điều trị kháng sinh sớm và thích hợp sẽ cải thiện kết quả điều trị, giảm tỷ lệ đề kháng kháng sinh, tỷ lệ tử vong và tiết kiệm chi phí điều trị do đó lựa chọn kháng sinh ban đầu rất quan trọng. Vì vậy đòi hỏi phải luôn cập nhật các dữ kiện vi sinh của đơn vị điều trị, đây sẽ là căn cứ để lựa chọn kháng sinh ban đầu phù hợp trong điều trị. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Đặc điểm viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi liên quan thở máy ở bệnh nhân khoa hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. 2. Xác định căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy và mức độ đề kháng kháng sinh. | vi_VN |
dc.description.tableofcontents | ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3 1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố nguy cơ của VPLQTM 3 1.1.1. Định nghĩa 3 1.1.2. Dịch tễ 3 1.1.3. Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố nguy cơ của VPLQTM 6 1.1.4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 14 1.1.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi liên quan thở máy 18 1.2. Căn nguyên vi sinh vật và mức độ đề kháng kháng sinh 20 1.2.1. Các căn nguyên vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy 20 1.2.2. Mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây VPLQTM 23 1.3. Điều trị viêm phổi liên quan thở máy 32 1.3.1. Nguyên tắc 32 1.3.2. Các biện pháp dự phòng viêm phổi liên quan thở máy 34 1.3.3 Lựa chọn kháng sinh ban đầu theo kinh nghiệm 35 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 2.1. Đối tượng nghiên cứu 37 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 37 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 37 2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi liên quan thở máy 37 2.2. Phương pháp nghiên cứu 38 2.2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 38 2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 38 2.2.4. Phương tiện nghiên cứu 38 2.2.5 Quy trình nghiên cứu 39 2.2.6. Biến số và các chỉ số nghiên cứu 41 2.2.7. Một số tiêu chuẩn áp dụng 43 2.3. Xử lý số liệu 43 2.4. Đạo đức nghiên cứu. 44 2.5. Sơ đồ nghiên cứu 44 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 45 3.1.1. Nhóm tuổi 45 3.1.2. Tỉ lệ bệnh nhân VPLQTM theo giới 46 3.1.3. Đặc điểm BMI của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 46 3.1.4. Bệnh lý nguyên nhân phải thở máy trong nhóm bệnh nhân VPLQTM 47 3.1.5. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trước khi thở máy trong nhóm bệnh nhân VPLQTM 48 3.1.6. Tỷ lệ và tần suất mắc viêm phổi liên quan thở máy 49 3.1.7. Viêm phổi liên quan thở máy sớm và muộn 49 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố nguy cơ 51 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng 51 3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 52 3.2.3. Đặc điểm mức độ nặng của bệnh nhân VPLQTM 53 3.2.4. Các yếu tố nguy cơ của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 53 3.2.5. Một số yếu tố liên quan tới thời gian xuất hiện viêm phổi liên quan tới thở máy 54 3.3. Căn nguyên gây VPLQTM tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. 56 3.3.1. Vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy chung 56 3.3.2. Vi khuẩn gây viêm phổi thở máy sớm và muộn 58 3.4. Mức độ kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập được 59 3.4.1. Mức độ kháng kháng sinh của A. baumannii 59 3.4.2. Mức độ kháng kháng sinh của K. pneumoniae 60 3.4.3. Mức độ kháng kháng sinh của P. aeruginosa 61 3.4.4. Mức độ kháng kháng sinh của E. coli và Staphylococcus aureus 62 3.5. Điều trị VPLQTM tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. 64 3.5.1. Lựa chọn kháng sinh ban đầu 64 3.5.2. Kết quả điều trị 64 3.5.3. Tử vong, xin về và loại vi khuẩn gây VPLQTM 65 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 66 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 66 4.1.1. Nhóm tuổi 66 4.1.2. Tỉ lệ giới bệnh nhân VPLQTM 66 4.1.3. Đặc điểm BMI của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 67 4.1.4. Bệnh lý nguyên nhân phải thở máy trong nhóm bệnh nhân VPLQTM 67 4.1.5. Tỷ lệ và tần suất mắc viêm phổi liên quan thở máy 68 4.1.6. Viêm phổi liên quan thở máy sớm và muộn 69 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, các yếu tố nguy cơ 71 4.2.1. Đặc điểm lâm sàng 71 4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng 71 4.2.3. Đặc điểm mức độ nặng của bệnh nhân VPLQTM 72 4.2.4. Các yếu tố nguy cơ của viêm phổi liên quan đến thở máy 72 4.2.5. Một số yếu tố liên quan tới thời gian xuất hiện viêm phổi liên quan tới thở máy 73 4.3. Căn nguyên gây viêm phổi liên quan thở máy tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. 74 4.3.1. Vi khuẩn gây viêm phổi liên quan thở máy chung 74 4.3.2. Vi khuẩn gây viêm phổi liên quan đến thở máy sớm và muộn 77 4.4. Mức độ kháng kháng sinh của một số vi khuẩn phân lập được 78 4.4.1 Mức độ đề kháng kháng sinh của A. Baumannii 78 4.4.2 Mức độ đề kháng kháng sinh của K. pneumoniae 80 4.4.3 Mức độ đề kháng kháng sinh của P. aeruginosa 81 4.4.4 Mức độ kháng kháng sinh của E. coli và Staphylococcus aureus 82 4.5. Điều trị VPLQTM tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. 83 4.5.1. Lựa chọn kháng sinh ban đầu và kết quả điều trị 83 4.5.2. Tử vong, xin về và loại vi khuẩn gây VPLQTM 84 KẾT LUẬN 85 KIẾN NGHỊ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC | vi_VN |
dc.language.iso | vi | vi_VN |
dc.publisher | Nguyễn Viết Cường | vi_VN |
dc.subject | Hồi sức cấp cứu nghệ an, CK 62723101 | vi_VN |
dc.title | ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI LIÊN QUAN THỞ MÁY TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HÀ TĨNH | vi_VN |
dc.type | Thesis | vi_VN |
Appears in Collections: | Luận văn chuyên khoa 2 |
Files in This Item:
File | Description | Size | Format | |
---|---|---|---|---|
2024CK2nguyenvietcuong.doc.docx Restricted Access | 843.25 kB | Microsoft Word XML | ||
2024CK2nguyenvietcuong.pdf Restricted Access | 2.42 MB | Adobe PDF | Sign in to read |
Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.